Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Tái hiện Lễ hội Nàng Hai (Cao Bằng) ngay giữa lòng Thủ đô

Vừa qua, trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng được tổ chức tại Hà Nội, công chúng Thủ đô đã được tận mắt chứng kiến nét độc đáo, đặc sắc của Lễ hội Nàng Hai (dân tộc Tày) ngay tại không gian phố đi bộ Hồ Gươm. Lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng được tổ chức hằng năm vào dịp xuân về là một trong những lễ hội dân gian mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Nó được sáng tạo ra từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động của người dân miền núi. Họ tin vào lực lượng siêu nhiên luôn giúp cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa nên đã gửi ước vọng của mình vào mẹ trăng trên trời hay còn gọi là Nàng Hai.

ca xèng

Lễ cúng Mẹ Trăng, cầu mong Mẹ cho mưa thuận, gió hòa, cho các giống dâu, tằm, cá, giúp trông nom vật nuôi, cây trồng dưới trần gian để mùa màng bội thu

Theo tín ngưỡng của người Tày, trên trời có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên (gọi là các Nàng Hai, là con của Mẹ Trăng) chuyên lo việc đời sống, mùa màng cho người dân dưới trần gian. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa là một tục lệ cầu mùa, đón Nàng Trăng xuống trần gian vào đêm 30 tháng Giêng âm lịch và ở lại trần gian đến ngày 24-3 âm lịch, cùng với nhân dân địa phương múa hát. Đây là một tục lệ cầu mùa, hát xướng để mời các Nàng Hai ở trên trời xuống vui hội trần gian và giúp người dân làm việc đồng áng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy lộc. Đồng thời, lễ hội còn gắn với truyền thuyết về nàng công chúa Tiên Dao của nhà Mạc, người khởi xướng các làn điệu dân ca giao duyên (lượn slương, lượn hai, phong slư).

Các hoạt động trong lễ hội gồm tế lễ, diễn xướng trong nhà và ngoài miếu thổ công. Mâm lễ gồm xôi tím, gà luộc, rượu, thịt lợn và ba bát gạo. Đến khi làm lễ, thầy cúng tụng niệm bài thần chú của làng cầu khấn thành hoàng thổ công để xin được đón mẹ nàng Hai xuống làng. Hai cô gái trẻ trong bản sẽ đóng vai nàng Hai trong lễ cúng.

ca xèng

Đoàn hành lễ và bà con tiễn các "Nàng Trăng" về trời trong Lễ hội Nàng Hai

Trong lễ, thầy cúng mặc áo đỏ, đội mũ màu đỏ, tay cầm tính tẩu, chân lắc xúc xắc, khấn mà như hát bài cúng bằng tiếng Tày ngay trước bàn thờ tổ tiên. Sau ông là 14 cô gái tay cầm chiếc quạt giấy. Hai cô gái gần thầy cúng nhất ngồi xếp chân vòng tròn, tay đặt lên hai đầu gối nghiêm trang hướng mắt lên bàn thờ, hai chiếc quạt giấy xòe ra đặt trước mặt. Theo tục lệ của người Tày, đây là hai cô gái trinh trắng tượng trưng cho Nàng Hai. 12 cô gái còn lại mặc áo chàm đen đi giày vải thô, xếp ngay ngắn thành 2 hàng đứng liền ngay sau đó. Bên cạnh họ là một phụ nữ cao tuổi có trách nhiệm chỉ dẫn 14 cô gái thực hiện nghi lễ mời, đón Nàng Hai. Bà dẫn phải là người hát giỏi, gia đình hạnh phúc, ấm êm, thạo phong tục tập quán của người Tày.

ca xèng

Thầy cúng làm lễ trong Lễ hội Nàng Hai

Sau nghi thức mời Nàng Hai xuống trần gian diễn ra trong nhà, thầy cúng dẫn nàng hai và 12 người con của Mẹ Trăng ra miếu thổ công của làng để trình báo với Thành Hoàng làng, cầu khấn xin được đón Mẹ Trăng xuống trần gian. Xong xuôi, bà dẫn cùng với các cô gái ra lán tế ngoài trời, nơi bà dẫn và ông pụt làm lễ cúng Mẹ Trăng. Thầy pụt khấn trước, bà dẫn hát sau, rồi 12 người con Mẹ Trăng đồng thanh hát theo bà dẫn. Mời mẹ trăng xuống trần gian là một hành trình gian nan, vất vả. Phải hát mời đến lần thứ ba Mẹ Trăng mới đồng ý nhận lời mời xuống trần để giúp dân cầu mùa, cầu phúc. Kết thúc hội, cả đoàn vừa đi vừa hát và dùng tay lắc mạnh cọc dựng lều cho đổ. Kết thúc lễ, đoàn Nàng Hai đưa sào hoa và các thuyền đem thả xuống suối dâng lễ vật lên trời cho Mẹ Trăng.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, Lễ hội Nàng Hai được tổ chức đậm màu sắc văn hóa dân tộc, thể hiện tín ngưỡng “thờ Mẫu” của người Việt. Đây là lễ hội đặc sắc mang tổng hòa các hình thức văn hóa văn nghệ dân gian, có giá trị về văn hóa, lịch sử sâu sắc, rất cần được bảo tồn và lưu giữ. Ngày 20-6-2017, Lễ hội Nàng Hai của người Tày xã Tiên Thành được công nhận là một trong 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL.

Tin, ảnh: NGÔ HUYỀN

;