Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

TOÀN CẦU HÓA VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

         1. Toàn cầu hóa

         Quá trình toàn cầu hóa

Hiện nay, toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa nhiều quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa có 5 ưu điểm chính: tạo ra khả năng phát triển, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện viễn thông; hình thành nền kinh tế tri thức, với sự phân biệt rõ rệt vai trò của tri thức đối với sản xuất của thời đại ngày nay so với trước kia; tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa và tư tưởng rộng rãi, làm cho con người xích lại gần nhau hơn; thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại và tạo ra khả năng thực thi các luật lệ kinh tế khách quan trong một không gian toàn cầu rộng lớn; đem lại khả năng giải quyết một số vấn đề chung đang đối mặt với toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển xã hội (1).

Bên cạnh những ưu điểm, toàn cầu hóa đang đặt ra cho các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, những thách thức và nguy cơ hết sức to lớn. Về mặt xã hội, hiện nay, các nước đều đang phải đối mặt với những vấn đề chung trong sự phát triển kinh tế quốc gia, như sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, dân số, sức khỏe cộng đồng, sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế. Về mặt chính trị, đó là những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia, sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo hội nhập về chính trị. Với lôgic đó, người ta nói đến sự suy yếu của mô hình quốc gia dân tộc; về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó (2). Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.

Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh, hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia...

Quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam và tác động của nó tới giáo dục

Trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống, các quốc gia đang tỏ ra lúng túng, mơ hồ trong việc xử lý và định hình một chiến lược giáo dục tổng thể, để có thể đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của thời đại. Giáo dục ở Việt Nam cần có sự thay đổi để thích ứng với những biến đổi như vũ bão của khoa học công nghệ mới và sự toàn cầu hóa...

Có thể nói, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự bùng nổ tri thức. Hệ quả là làm cho sản xuất và mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, giáo dục sẽ phải đổi mới nhanh chóng về nhận thức cũng như lối sống của cộng đồng. Để tránh khỏi lạc hậu, thích ứng kịp thời với sự thay đổi từng ngày, từng giờ của sản xuất cũng như đời sống, cá nhân và cộng đồng, không thể không trang bị những kiến thức, kỹ năng mới, điều chỉnh ứng xử phù hợp với những cái mới đang liên tục xuất hiện.

Quá trình toàn cầu hóa yêu cầu nền giáo dục tri thức cao với những đòi hỏi: sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô lớn; việc sử dụng kiến thức khoa học, công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thường nhật của xã hội; việc xử lý chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục cần đổi mới về tư duy, hướng cộng đồng về một xã hội học tập với nền kinh tế tri thức. Đồng thời, cần làm cho những quan niệm về văn hóa của nhân loại thay đổi, chủ động hội nhập và đối thoại giữa các nền văn hóa, để có thể sống bao dung với các giá trị văn hóa của cộng đồng khác. Những thành quả của khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, y học, thể thao… nói chung là những thành tựu văn hóa của nhân loại, đòi hỏi con người phải học tập suốt đời mới thích nghi với nền văn hóa hiện đại của thế giới.

 
ca xèng 
 
Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Ảnh Gia Lương
 

Những nước công nghiệp phát triển chẳng những chiếm tuyệt đại bộ phận tổng số lượng tuyệt đối kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R+D) của thế giới (3), mà còn là những nền kinh tế có tỷ lệ chi phí cho R+D/GDP (hoặc trên tổng ngân sách quốc gia) cao nhất thế giới. Chẳng hạn, trong tổng chi phí nghiên cứu phát triển toàn cầu thì 86% là ở các nước có thu nhập cao, với 37% tập trung ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, chiếm gần 99% tổng số đăng ký bản quyền phát minh ở châu Âu và Hoa Kỳ. Đơn cử như Samsung, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Mỗi ngày, có hơn 1/4 nhân viên Samsung (khoảng 40.000 người) tham gia nghiên cứu và phát triển những thế hệ sản phẩm mới tốt hơn. Mỗi năm, Samsung đầu tư ít nhất 9% lợi nhuận từ bán hàng cho những hoạt động R+D. Hiện tập đoàn này có tới 42 viện nghiên cứu trên khắp thế giới để định hướng cho những xu thế mới của thị trường (4).

Việc dành cho R+D nguồn vốn lớn, một mặt khiến cho tri thức được sản xuất ra với khối lượng lớn, tốc độ cao, thời gian biến ý tưởng khoa học thành sản phẩm thực tế được rút ngắn lại rất nhiều, nhanh chóng đem lại phúc lợi xã hội; nhưng mặt khác, cũng vì những lý do trên, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn, tốc độ mất giá của tri thức cũng vì vậy mà ngày càng tăng. Điều đó khiến cuộc săn lùng tri thức mới cho mục tiêu phát triển dường như chỉ còn là cuộc chơi của những nền kinh tế có khả năng chịu đựng được những chi phí tốn kém, cho dù nếu xét ở góc độ kinh doanh dài hạn, chi phí cho R+D đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

Thế nhưng, những nước đang phát triển (hay có thể nói là đang trong quá trình công nghiệp hóa) vẫn có không ít cơ hội do kinh tế tri thức mở ra. Đó là, một khi đã được cung cấp ra thị trường, tri thức có thể được xem như một loại hàng hóa công. Khác với loại hàng hóa tư nhân, hàng hóa tri thức mang hai đặc tính then chốt của hàng hóa công là: tính không loại trừtính không tranh giành. Điều đó có nghĩa là việc tiêu dùng chúng mang tính xã hội, sự tiêu dùng của người này không loại trừ, không tranh giành với sự tiêu dùng của người khác. Giáo dục được tiêu thụ bởi các cá nhân, nhưng việc đem lại lợi ích kinh tế thì không chỉ một cá nhân mà toàn xã hội được hưởng. Thậm chí, càng được nhiều người tiêu dùng thì tri thức càng trở nên giàu có hơn, sức sáng tạo ra tri thức mới càng mạnh mẽ và rộng khắp hơn. Trên thực tế, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại, những ý tưởng và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ bị sao chép rất nhanh, khiến cho tốc độ phổ biến công nghệ gia tăng hết sức mạnh mẽ, cho dù về mặt bản quyền, việc sáng tạo (sản xuất) ra sản phẩm hàng hóa tri thức là loại hình sản xuất đặc thù, không phải là sản phẩm của lao động phổ thông, mà là sản phẩm của cộng đồng những người có khả năng sáng tạo và thường là những người được đào tạo, có trình độ học vấn cao (5).

Để vượt qua được những thách thức, tận dụng cơ hội này, mỗi con người, mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc đều phải tăng cường giáo dục, học tập để nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển đất nước, giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong nhiều thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có bước phát triển, đạt thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập.

Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên. Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, mới quan tâm nhiều đến dạy chữ, còn dạy ngườidạy nghề vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống… Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối. Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực của một bộ phận còn thấp. Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa xác định rõ phương châm. Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập. Một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội (6).

Trong khi đó, quá trình dịch vụ hóa giáo dục gắn với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã làm cho chức năng của giáo dục có sự thay đổi, được nâng lên một nấc thang mới trong tương quan với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đó là chức năng kinh tế, đầu tư, tạo lập giá trị mới và kết nối xã hội, cạnh tranh quốc tế… Giáo dục không còn chỉ thuần túy là đào tạo nhân lực và phúc lợi xã hội.

Sự giao thoa, đối thoại, hợp tác, cạnh tranh giữa các nền giáo dục làm cho nền giáo dục của mỗi nước vừa có giá trị dân tộc, vừa có giá trị quốc tế - nhân loại. Sự thắng, thua của một nền giáo dục không phải chỉ ở chiếm lĩnh thị phần giáo dục lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, mà còn ở chỗ biết tiếp thu, phát huy có hiệu quả những giá trị tích cực, tiên tiến hơn của các nền giáo dục khác. Nắm chắc, phát huy những giá trị của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc các giá trị quốc tế để hội nhập có hiệu quả là hướng đi cần chú trọng.

Do những thay đổi về chức năng, cơ chế phát triển giáo dục gắn liền với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác, giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới cần được nhận thức đầy đủ và sâu sắc. Đó là xu hướng đại chúng hóa; xu hướng đa dạng hóa các loại hình, phương thức giáo dục, đào tạo, phát triển đào tạo từ xa, qua mạng, thay đổi chức năng, mô hình của các cơ sở giáo dục đào tạo; xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục, đào tạo tăng lên. Giáo dục, đào tạo ngày càng gắn bó trực tiếp, nhân quả, hiệu quả hơn với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ. Cơ chế phát triển giáo dục, đào tạo ngày càng tương thích với cơ chế phát triển kinh tế, xã hội; cơ chế thị trường, tính chất dịch vụ và cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo ngày càng tăng lên tạo sự đổi mới phương thức thực hiện phúc lợi xã hội trong giáo dục để nâng cao hiệu quả. Xu hướng đẩy mạnh xã hội hóa, kết hợp công - tư trong phát triển giáo dục, đào tạo được đẩy mạnh. Giáo dục cho người lớn trở thành một nhu cầu ngày càng tăng, hình thành nhu cầu học tập suốt đời, mà nhà trường với phương thức đào tạo truyền thống không đáp ứng được. Bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo trở thành vấn đề của toàn xã hội, một nội dung quản lý nhà nước, giá trị quốc gia, điều kiện để mở rộng hợp tác quốc tế (7).

Từ đó, chúng ta thấy đổi mới giáo dục Việt Nam cần nhìn nhận rõ một số đặc điểm. Giáo dục không còn là đặc quyền dành cho một bộ phận có quyền, có tiền trong xã hội mà là quyền của mọi công dân, trước hết là của trẻ em. Đồng thời, nghĩa vụ của mọi công dân là đều phải thực hiện giáo dục bắt buộc để có trình độ ngày càng cao. Cùng với những cam kết của Chính phủ và sự giác ngộ, học tập đã trở thành nhu cầu thực sự của người dân, việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ học tập ngày càng được phổ biến, hiện thực hóa trong thực tiễn phát triển giáo dục. Đối tượng của giáo dục cũng thay đổi, không chỉ còn là trẻ em, mà là mọi cá nhân, thành viên trong cộng đồng, xã hội. Giáo dục không chỉ nhằm phát triển nhân cách của thế hệ trẻ mà còn nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Các hoạt động giáo dục được mở rộng, không chỉ đóng khung trong nhà trường mà trở thành một lĩnh vực hoạt động thu hút sự quan tâm, sự đầu tư nguồn lực từ mọi phía của xã hội. Nhiều lĩnh vực khoa học tham gia vào nghiên cứu, lý giải những vấn đề bức xúc của giáo dục. Triết học, xã hội học, kinh tế học, đạo đức học, nhân học và nhiều ngành khoa học xã hội khác đều phải nhập cuộc, tham gia để lý giải những hiện tượng giáo dục, đặc biệt những thành tựu của công nghệ thông tin được áp dụng ngày càng rộng rãi để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo.

Vai trò, vị trí người giáo viên cũng có những thay đổi căn bản và ngày càng quan trọng. Người giáo viên không chỉ thuần túy truyền đạt kiến thức mà còn giúp cho học viên có cách thức tiếp cận các kiến thức rộng lớn bên ngoài nhà trường. Giáo viên và người học cần có sự trao đổi, hợp tác, khám phá và sáng tạo. Giáo viên không chỉ thường xuyên kiểm tra, đánh giá về phương pháp học tập mà còn động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học viên trong quá trình dạy học. Quan trọng là giáo viên và học viên có sự trao đổi, đánh giá xem học viên học được những gì, học như thế nào, mức độ vận dụng ra sao, sự sáng tạo của họ có được phát huy… Mục tiêu là để học viên thật sự yêu mến ngôi trường của mình, xem mái trường là nơi thật sự gần gũi; để giáo viên càng gắn bó với ngôi trường của mình và thực sự cảm nhận rằng: càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng tương lai cho xã hội, do đó, đổi mới giáo dục phải xác định và hướng tới mô hình xã hội tương lai. Nếu không có nhận thức đầy đủ về cuộc sống, không thay đổi những quan niệm cơ bản thì không có cải cách giáo dục. Bởi giáo dục về bản chất là định hướng các năng lực phẩm chất, năng lực kinh tế, năng lực sống của con người.

Toàn cầu hóa là cơ hội, xu thế tất yếu, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội hiện đại: kinh tế, văn hóa, giáo dục…, tác động trực tiếp đến con người. Bởi con người vừa là chủ nhân, vừa là mục đích, phương tiện, động lực cơ bản và bền vững của sự tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.

Vì thế, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đầu tư cho giáo dục con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Mặt khác, hiệu quả đầu tư cho phát triển con người có độ lan tỏa đồng đều, mang lại sự công bằng hơn về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự phát triển. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục con người và phát triển con người là điều hết sức cần thiết và không nên chờ đợi

_____________

1, 2. Nguyễn Thị Đào, Toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức đối với ngành thông tin thư viện Việt Nam, nlv.gov.vn.

3. Theo Wikipedia, R+D là từ viết tắt của Research và Development - nghiên cứu và phát triển, bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

4. baodatviet.vn.

5. Bùi Tất Thắng, Toàn cầu hóa kinh tế và cơ may của công nghiệp hóa rút ngắn ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 314, 7-2014.

6,  7.giaoduc.net.vn.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 381, tháng 3-2016

Tác giả : NGUYỄN THỊ THU TRANG

;