Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

VCPMC thu hơn 344 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc trong năm 2023

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa tổ chức tổng kết hoạt động năm 2023 với sự góp mặt của đại diện các ban, bộ, ngành trung ương và Hà Nội; các đối tác của VCPMC và gần 300 tác giả thành viên.

ca xèng

Toàn cảnh Lễ tổng kết hoạt động của VCPMC năm 2023

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Giám đốc VCPMC cho biết: Năm 2023, tổng số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc VCPMC thu được (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là khoảng: 344 tỷ 121 triệu. Trong tổng số tiền bản quyền mà VCPMC đã thu hơn 344 tỷ đồng: lĩnh vực website ứng dụng nhạc chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 260 tỷ), sau đó là biểu diễn hòa nhạc trực tuyến (hơn 13 tỷ), tiền bản quyền từ CMO quốc tế (gần 15 tỷ)… Số tiền bản quyền thu tại Việt Nam (chưa tính nguồn thu từ CMO quốc tế) tăng khoảng 29% so với năm 2022; vượt 10% so với chỉ tiêu đề ra. Số tiền phân phối, chi trả đến các chủ sở hữu quyền tác giả qua 4 kỳ là 305 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2022.

“Để có được kết quả trên, VCPMC đã luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL), Hội Nhạc sĩ Việt Nam… sự chung sức đồng lòng của gần 5.800 nhạc sĩ thành viên, đặc biệt là việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác song phương với các tổ chức Tập thể quyền của nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận khoa học công nghệ, tham gia vào nhiều khóa học nhằm hoàn thiện và chuẩn hóa các hoạt động của VCPMC, xứng tầm là Tổ chức Đại diện Quyền tác giả âm nhạc duy nhất tại Việt Nam - thành viên của CISAC”, Giám đốc VCPMC khẳng định.

ca xèng

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam phát biểu

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cũng chia sẻ: Mặc dù Nghị định số 144/2020/NĐ-CP đã được ban hành và trong năm 2023 tình hình biểu diễn trên cả nước khá sôi động, nhưng nguồn thu ở lĩnh vực biểu diễn vẫn thấp, tỷ trọng chỉ vào khoảng 4% trong tổng nguồn thu của VCPMC. Lý do là Trung tâm thường xuyên gặp khó khăn bởi nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn vẫn có tình trạng trì hoãn trả tiền bản quyền, lạm dụng cơ chế thỏa thuận để cố ý làm mờ nhạt đi quyền “độc quyền” của tác giả đã được pháp luật quy định, cũng như né tránh nghĩa vụ thuộc về bên sử dụng, gây khó khăn, tốn kém về chi phí xử lý, thời gian và nhân lực của VCPMC. Điển hình một số vụ việc như ở show Mắt biếc - Tình ca Ngô Thụy Miên, BamBam The 1st World Tour Area 52... (các show này tuy kéo dài thỏa thuận nhưng cũng đã trả tiền trước giờ biểu diễn); các chương trình Mây Sài Gòn, Mây lang thang (Đà Lạt, Hà Nội), Lululola… không thiện chí trả tiền bản quyền, hiện bộ phận pháp lý của VCPMC đang lập hồ sơ khởi kiện.

Nguồn thu ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cà phê, khách sạn (sử dụng nhạc nền) đến nay vẫn chưa được khôi phục tốt sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cho tình hình kinh doanh khó khăn và biến động. Ngoài ra, tình hình kinh doanh cũng có nhiều thay đổi, điển hình như lĩnh vực karaoke phòng có nhiều cơ sở đóng cửa ngừng kinh doanh. Bên cạnh đó, việc nhiều công ty tự ý đứng ra bảo đảm về bản quyền nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc kinh doanh, phân phối bản ghi cũng khiến cho hoạt động cấp phép gặp trở ngại. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn thu chưa đạt được kết quả cao trong năm 2023, cũng như đã ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực khai thác nhạc nền trong suốt 5 năm trở lại đây.

Năm 2023, VCPMC và các Đài, đơn vị truyền hình tiếp tục đàm phán, thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng âm nhạc trong lĩnh vực phát sóng, truyền hình theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2022) và Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26-4-2023 của Chính phủ. Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị truyền hình trả tiền chưa thực hiện nghĩa vụ, chậm trễ việc thỏa thuận trả tiền và gây khó khăn cho VCPMC, thậm chí chưa thống nhất việc áp dụng Biểu mức quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP để thực hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền.

ca xèng

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, PGS, TS Đỗ Hồng Quân đánh giá cao vai trò và hoạt động của VCPMC

Về tình hình các đơn vị truyền hình trả tiền chưa thực hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền không chỉ năm 2023 mà gồm cả nhiều năm trước, VCPMC đã có văn bản báo cáo đến Cục Bản quyền tác giả và đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn để các đơn vị này thực hiện theo quy định mới tại Nghị định số 17/2023/NĐ-CP.

Trong năm 2023, bộ phận cấp phép các lĩnh vực đã tích cực và chủ động gửi văn bản đến những đơn vị sử dụng nhạc, đề nghị thực hiện nghĩa vụ trả tiền bản quyền, số lượng văn bản, thư từ trao đổi lên tới 1.500 lượt. Tính đến nay VCPMC đã đưa ra Tòa án và cơ quan nhà nước để giải quyết 34 vụ kiện xâm phạm quyền tác giả, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp hợp đồng. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 20 trên tổng số 40 vụ việc được giải quyết.

Số lượng thành viên của VCPMC trong năm 2023 tăng thêm 398 tác giả. Tổng số thành viên ủy quyền tại VCPMC đến nay là: 5.782 tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Đánh giá cao vai trò và hoạt động của VCPMC, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, PGS, TS Đỗ Hồng Quân cho rằng, thành tích của VCPMC trong năm qua cho thấy những cố gắng không ngừng của các thành viên Trung tâm trong lĩnh vực bản quyền tác giả, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người sáng tạo; cho giá trị tinh thần của các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam. Đồng thời ông đề nghị VCPMC tiếp tục phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

“Khi các tác giả được bảo đảm về quyền tác phẩm, dẫn đến môi trường âm nhạc trong sạch hơn. Khán giả là người thụ hưởng cuối cùng sẽ nhận được tác phẩm tốt hơn, ở một chừng mực nào đó” - nhạc sĩ Võ Hoài Phúc chia sẻ thêm.

NSND Thanh Hoa - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) bày tỏ vui mừng vì thành công của lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả âm nhạc của VCPMC. Bà hy vọng sẽ học hỏi được nhiều điều, từ đó áp dụng để APPA cũng có những thành quả như vậy.

THANH TÂM - Ảnh: VCPMC

;