Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Chuyện phố - chuyện đời

Là cuốn tiểu thuyết thứ 6 của PGS, TS Phạm Quang Long, Chuyện phố là những trăn trở xoay quanh tầng lớp trí thức Hà Nội những năm trước thời kỳ Đổi mới. Từ Chuyện làng đến Chuyện phố, Phạm Quang Long đem đến cho người đọc những kiến giải sâu sắc và gửi gắm triết lý nhân sinh độc đáo về chuyện làng, chuyện phố, chuyện đời.

ca xèng

PGS, TS Phạm Quang Long phát biểu trong buổi Tọa đàm Chuyện phố - Một tự sự của đô thị đương đại

Những triết lý nhân sinh độc đáo

 PGS, TS Phạm Quang Long nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN), nguyên Phó Giám đốc ĐHQG HN, nguyên Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội. Trong thời gian công tác và giảng dạy tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ông được nhiều thế hệ học trò mến mộ qua các bài giảng lý luận văn học sắc sảo. Là người “đọc nhiều, quan sát rộng, nghĩ sâu sắc”, ông đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng biểu diễn trên sân khấu, như: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông, Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh...

Người đọc từng biết đến một nhà văn Phạm Quang Long đầy trăn trở với những vấn đề của thế sự, của đất nước trong những chuyển động và thay đổi, thao thiết với những câu chuyện của làng quê từ quá khứ đến hiện tại trong các tác phẩm Lạc giữa cõi người (tiểu thuyết, 2016), Bạn bè một thuở (tiểu thuyết, 2017), Cuộc cờ (tiểu thuyết, 2018), Chuyện làng (tiểu thuyết, 2020), Mùa rươi (tiểu thuyết, 2020),... 

ca xèng

Buổi Tọa đàm đã thu hút đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo, độc giả và sinh viên tới tham dự

Giờ đây, ông lại dẫn dắt độc giả xâm nhập đời sống đô thị qua không gian phố cổ với tác phẩm Chuyện phố (tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ Việt Nam ấn hành năm 2024). Là một tiểu thuyết thế sự, phản ánh câu chuyện nóng hổi của thời cuộc, nhưng Chuyện phố lại là cuốn tiểu thuyết nhuốm màu sắc lịch sử. Nó là một sự ngoái lại của một giai đoạn Hà Nội, khi những giao cảm xã hội chuyển từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường và toàn bộ tiểu thuyết là việc đặt vấn đề cho những gì còn lại sau “cơn biến động ghê gớm” này. 

 Trong toàn bộ tiểu thuyết của Phạm Quang Long có hai mảng; mảng về nông thôn nơi tác giả sinh ra và mảng thành phố nơi tác giả sống. Từ Chuyện làng (2020) đến Chuyện phố, Phạm Quang Long đem đến cho người đọc những kiến giải sâu sắc và gửi gắm triết lý nhân sinh độc đáo về “làng”, về “phố”, như PGS, TS Phạm Thành Hưng viết trong Lời bạt:Chuyện phố cũng chính là chuyện đời hay đúng hơn là câu chuyện về xã hội, văn hóa đô thị của Hà Nội đương đại đã được ông tái hiện một cách vô cùng sinh động qua số phận “ba chìm bảy nổi” của những con người từ nhiều vùng miền xa Hà Nội đến chốn kinh kì để mưu sinh. Nhưng một không khí bao trùm trong tiểu thuyết vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng và kiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói đến thật tình là công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình… Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết có số phận riêng và có những trăn trở của riêng mình. Chuyện phố hiện ra một bức tranh ghép của những mảnh vụn phố xá Hà Nội. Mà ở đó, tác giả Phạm Quang Long, bằng lối hành văn đối thoại, đã đặt nhân vật trong tâm trạng bức bối, ít hành động, phần lớn là “làm ít, nói nhiều” để từ đó các vấn đề được đặt ra bàn thảo đều chuyển hóa thành các “câu chuyện”. Nhiều câu chuyện không diễn ra tuần tự theo cấu trúc thời gian mà được rút gọn, tổng hợp thành một vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết khiến người đọc phải suy ngẫm”.

ca xèng

Xoay quanh câu chuyện của gia đình ông Mưu, Chuyện phố tái hiện sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc” Hà Nội ở nơi tản cư; đặc biệt là sau khi ông “dinh tê” về thành, gà trống nuôi con xoay xở qua hai cuộc chiến. Thái độ sống của ông Mưu - một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, rồi cả những mâu thuẫn, xung độ xuất phát từ những hằn học và mưu toan giữa các con ông khiến cho nền tảng văn hóa truyền thống gia đình ngày một rạn nứt,...tất cả những điều đó đã tạo ra những nút thắt tự sự, đồng thời khiến điểm nhìn về”phố”, về “Hà Nội” trong tác phẩm của Phạm Quang Long trở nên mới mẻ và bao trọn nhiều lớp nghĩa hàm ẩn.

 “Một tự sự về đô thị đương đại”

Để có được góc nhìn đa dạng và những kiến giải độc đáo về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Phạm Quang Long, mở ra cơ hội giải mã bức tranh đô thị đa chiều kích được tác giả tái hiện trong tác phẩm, cuối tháng 3/2024, Bộ môn Lí luận văn học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (ĐHQG HN) phối hợp với Nxb Phụ nữ Việt Nam tổ chức Toạ đàm Khoa học “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại”. Buổi Tọa đàm đã thu hút đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (ĐHQG HN),... cùng trao đổi nhiều vấn đề thú vị xoay quanh Chuyện phố và thi pháp tiểu thuyết Phạm Quang Long.

ca xèng

PGS,TS Phạm Quang Long ký tặng sách cho các bạn sinh viên

Qua các tên tác phẩm, có thể dễ dàng nhận ra xu hướng đồng thời cũng là quy luật tự sự hóa trong tiểu thuyết Phạm Quang Long. Tiểu thuyết của ông đều là những câu chuyện, từ chuyện bạn bè sang chuyện làng quê, từ chuyện triết lý nhân sinh sang chuyện phố phường, thời cuộc; những câu chuyện vượt qua khung khổ khô khan của hồ sơ chữ nghĩa mà biến thành tâm sự, nỗi niềm gan ruột của con tim, không thể không giãi bầy, chia sẻ cùng bạn bè, độc giả.  

Chia sẻ về tính tự sự trong tác phẩm này, PGS, TS La Khắc Hòa đưa ra nhận xét: “Phạm Quang Long trước hết là người viết văn để nói một cái gì đó với cuộc đời, và điều thật tâm huyết của nhà văn Phạm Quang Long chính là chuyện chúng ta sống với nhau thế nào. Đây thực sự là một cuốn tiểu thuyết thế sự, có thể nhập ngay vào dòng chảy của văn học thời kì đổi mới”.

GS Trần Đình Sử thì cho rằng, tiểu thuyết có “lời văn như vẫy gọi người đọc”. Chính những vấn đề của cuộc sống được nêu trong sách là điều hấp dẫn người đọc. Sách là một chuỗi những lời tự bạch, tự vấn, tranh cãi, có sự táo bạo, có cả nhận thức riêng của tác giả. Các câu chuyện mở ra và cảm giác không bao giờ kết thúc được, nhưng tác giả đã chọn một một cái kết rất có hậu.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá: “Chuyện phố là một tự sự về đô thị đương đại và cũng là một tự sự về văn hóa đương đại. Tác giả Phạm Quang Long đã nói về vấn đề văn hóa từ cái nhìn của một người ở làng đến cái nhìn ở một người trí thức sống ở thành thị và cả cái nhìn của một người đã quản lý văn hóa ở một thành phố là Thủ đô của đất nước. Từ sự đau lòng của một người Việt trước sự phôi phai, tàn tạ của văn hóa mà nơi nó biểu hiện rõ nhất đó là ở tầng lớp thượng lưu, tác giả đã có cái nhìn lịch sử, cái nhìn thời đại xuyên suốt tác phẩm. Anh nói chuyện làng chỉ là cái địa bàn làng, chuyện phố chỉ là cái địa bàn phố nhưng anh đã phổ vào đó những vấn đề còn đang giăng mắc, đan xen. Tất cả đều là những trăn trở, đau đớn và một phần nào đó còn là sự hiến kế văn chương của Phạm Quang Long trong công cuộc chấn hưng văn hóa hiện nay”. 

Nhiều năm sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Quang Long hiểu về những giăng mắc trong đời sống đô thị nơi đây. Ông xem Hà Nội như một cái làng lớn, nơi tinh hoa của khắp mọi miền đất nước về hội tụ nhưng đó cũng là nơi giao thương tấp nập nên những gì hay nhất, dở nhất cũng được sàng lọc ở đây. Từ đó, tác giả đã dành nhiều trang viết miêu tả đời sống văn hóa của tầng lớp thị dân ở cả hai chiều: yêu thích và khó chịu. Từ những quan sát đầy tinh tế về đời sống thị dân Hà Nội, ông kể câu chuyện về cách người ta giữ nếp nhà trong biệt thự, cách người ta nướng một con cá, cách người ta mời nhau chén rượu… Cốt truyện của Chuyện phố không phải cốt truyện hành động, mà là kiểu cốt truyện luận đề. Các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, đạo lý... được tác giả đặt ra bàn thảo đều chuyển hóa qua ngôn ngữ đối thoại và dòng ý thức của nội tâm nhân vật.

Theo TS Trần Ngọc Hiếu, thị dân trong Chuyện phố không hoàn toàn gắn với sách vở, chữ nghĩa mà nó nằm cả trong cách họ chăm chút cho chuyện làm ăn, chăm chút cho từng cái sinh hoạt nhỏ nhất ở trong đời sống với tất cả sự cầu kỳ và đầy tính thẩm mỹ. Dường như có một nhân vật thị dân là hóa thân của chính tác giả, đó là một thực thể giữa hai nhân vật Tuấn và Lăng, một nhà báo cựu chiến binh và một thầy giáo dạy đại học. Đó là hai con người bộc lộ rõ nhất vẻ ưu tư, sự day dứt về một cái gì đó đẹp đẽ nhưng cũng rất dễ mai một ở thành phố ấy. Con người thị dân của Phạm Quang Long và Nguyễn Việt Hà đều sinh ra hoặc sống ở phố cổ và hấp thụ nét tài hoa, kiêu bạc của phố cổ. 

PGS, TS Phạm Xuân Thạch đánh giá cao cách xây dựng cấu trúc của tiểu thuyết Chuyện phố. Ông nhận xét, cuốn sách gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc, và trước hết đó là một cuốn tiểu thuyết đẹp: “Tác giả đã đầu tư rất nhiều về tư duy tiểu thuyết, với cấu trúc khá phức tạp. Mỗi nhân vật đều là một cái nhìn về Hà Nội, không trùng nhau, tạo nên tính đa dạng về tư tưởng của tiểu thuyết. Các cuộc đối thoại trong tiểu thuyết làm ta liên tưởng đến không gian, thời gian của Gặp gỡ cuối năm của nhà văn Nguyễn Khải và Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng”.

Bên cạnh giá trị đặc biệt của tính văn chương, sự phức tạp của cấu trúc, tính đối thoại, tính mở thì chính tính nhân văn sâu sắc đã tạo nên nét độc đáo cho tiểu thuyết của Phạm Quang Long. Cái cuối cùng giữ lại của Hà Nội cũng như giá trị cuối cùng của ngôi nhà cho thấy cách xử lý giàu tính nhân văn của tác giả với kết thúc đầy liên tưởng khi đứa con tưởng như là hư nhất lại là đứa giữ lại ngôi nhà.

Thành công của tác giả Phạm Quang Long còn là sự chiêm nghiệm về đời sống, sự chiêm nghiệm đó đã cho ông được hiểu nhiều hơn về những vấn đề lịch sử, tư tưởng, văn hóa đặt ra ở thành phố. Khi chứng kiến một đời sống đô thị đầy phức tạp như thế, tác giả đã không khỏi đặt ra trăn trở: “Xã hội sẽ đi về đâu nếu không có tầng lớp tinh hoa và nếu như tầng lớp tinh hoa đánh mất đi vai trò của mình thì có còn là tinh hoa nữa”.

Chuyện phố, như chính tác giả chia sẻ là “thấy gì ghi nấy, nghĩ gì viết ra” qua những suy tư đầy chiêm nghiệm. Nhưng những vấn đề ông đặt ra trong cuốn tiểu thuyết này mang tinh thần thời đại, trong đó có những trăn trở về con người và về cách mà con người ta đối xử với nhau trong xã hội hiện đại.

DIÊN VỸ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 571, tháng 5-2024

;