Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Tọa đàm “Nếp áo thanh xuân” – lan tỏa vẻ đẹp di sản Áo dài Việt Nam

Sáng 7-6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam (dưới sự bảo trợ của Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam) đã tổ chức Tọa đàm “Nếp áo thanh xuân”. Tại chương trình, Ban tổ chức đã tặng gần 550 chiếc áo dài cho các em lớp 12 và giáo viên các trường vùng khó khăn.

Tham dự buổi tọa đàm có: TS Đặng Thị Bích Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam; PGS, TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam; PGS, TS Nguyễn Lan Phương, Phó Chủ nhiệm CLB Mỹ thuật ứng dụng – Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam; GS, TS Từ Thị Loan, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam.

ca xèng

TS Đặng Thị Bích Liên, Chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam; PGS, TS Nguyễn Lan Phương, Phó Chủ nhiệm CLB Mỹ thuật ứng dụng – Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam; GS, TS Từ Thị Loan, Phó Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam chia sẻ về di sản Áo dài Việt Nam tại tọa đàm 

Tại buổi tọa đàm, TS Đặng Thị Bích Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam chia sẻ: Áo dài đã gắn với nét đẹp của người phụ nữ, là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, cũng là sự tự hào của người phụ nữ Việt Nam trên trường quốc tế.

TS Đặng Thị Bích Liên cũng cho biết, lúc đương nhiệm, mỗi khi tham dự họp với hội đồng UNESCO bà đều mặc áo dài. Trong trang phục áo dài làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và khác hẳn với các đại biểu nữ khác khi phần lớn là mặc váy hoặc vest. “Khi đó, các máy quay đã ghi lại hình ảnh của tôi trong trang phục áo dài, cả thế giới biết tới chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam, đó là cách quảng bá áo dài nhanh nhất đến với bạn bè quốc tế” – TS Đặng Thị Bích Liên chia sẻ.

Chia sẻ về Nếp áo thanh xuân, TS Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao ý tưởng, tổ chức thực hiện của Ban Tổ chức và cho biết bà sẽ đồng hành cùng chương trình. “Bởi Nếp áo thanh xuân bên cạnh việc làm ý nghĩa đó là tặng áo dài cho em học sinh lớp 12 tại các trường vùng khó khăn, thông qua chương trình là dịp quảng bá, tôn vinh áo dài, cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam” – bà Liên bày tỏ.

ca xèng

Các đại biểu tham dự Tọa đàm

GS, TS Từ Thị Loan, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, Áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc, nó còn chứa đựng bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc. “Tôi cho rằng chương trình Nếp áo thanh xuân mang nhiều, rất nhiều ý nghĩa. Thông qua chương trình, các em học sinh được hiểu thêm về lịch sử hình thành của chiếc áo dài Việt Nam, qua đó tự hào về di sản văn hóa của dân tộc”- GS, TS Từ Thị Loan chia sẻ.

Theo GS, TS Từ Thị Loan, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, áo dài Việt Nam ra đời trước sườn xám, hiện nay có thể sánh ngang kimono của Nhật Bản, hanbok của Hàn Quốc và kiêu hãnh trên các sàn đấu trình diễn thời trang, hay các cuộc thi về người đẹp trên thế giới. Áo dài không chỉ là sản phẩm sáng tạo của nhiều nhà thiết kế, mà còn đi vào nhiều tác phẩm âm nhạc, thơ ca của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng... Chính vì thế, áo dài xứng đáng trở thành thương hiệu hay là định vị của người phụ nữ Việt Nam không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới…

ca xèng

Ban tổ chức tặng gần 550 chiếc áo dài cho các em lớp 12 và giáo viên các trường vùng khó khăn

Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng áo dài cho các em học sinh lớp 12 và giáo viên nữ của các trường: Trường THPT Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), Trường THPT Tương Dương (tỉnh Nghệ An) và Trường THPT Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa).

Là một trong những trường được tặng áo dài từ chương trình Nếp áo thanh xuân, cô giáo Phạm Thị Lan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Thủy 2 (tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ: Cán bộ, giáo viên và các em học sinh rất là vui khi được tặng áo dài. Chương trình rất ý nghĩa, bởi từ một trường miền núi, hoàn cảnh của các em học sinh rất khó khăn, các em học sinh đa số là người dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận và được mặc chiếc áo dài khi đang ngồi trên ghế nhà trường là một điều khó khăn. Để được mặc áo dài thì các em phải đi thuê, mượn chứ không dễ dàng mua được một chiếc áo dài. Vì vậy, chương trình đã mang đến cho các em áo dài, để các em có thể được tiếp cận, được mặc nó trong các dịp quan trọng của nhà trường như các ngày lễ kỷ niệm, ngày sinh hoạt đầu tuần. Tới đây nhà trường kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, với chiếc áo dài sẽ giúp cho các em đẹp, tự tin hơn, thông qua đó góp phần quảng bá hình ảnh của chiếc áo dài Việt Nam.

Cô Phạm Thị Lan cũng cho biết, mỗi khi các em mặc chiếc áo dài, hình ảnh nữ sinh trong tà áo trắng rất đẹp. Khác với đồng phục của nhà trường hay trang phục của người bản địa, khi các em mặc áo dài, nét nữ tính sẽ được phát huy nhiều hơn, giúp cho các em duyên dáng hơn. “Tôi thấy rằng các em rất thích thú khi mặc áo dài. Vì áo dài Việt Nam rất đẹp và đặc sắc, và mang màu sắc khác so với trang phục dân tộc của các em” – Cô Lan chia sẻ.

ca xèng

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam giới thiệu: trang phục áo dài màu hồng được tặng cho các cô giáo, áo dài màu trắng tặng các em học sinh

Em Phạm Thị Huyền Trang - học sinh Trường THPT Cẩm Thủy 2 cảm thấy rất vui khi được tham dự buổi tọa đàm, ở chương trình này, qua câu chuyện của các chuyên gia, Huyền Trang được hiểu hơn về vẻ đẹp cũng như lịch sử hình thành của chiếc áo dài dân tộc. "Với chiếc áo dài được tặng ngày hôm nay, em cảm thấy rất vui và ý nghĩa. Chiếc áo dài này sẽ trở thành người bạn đồng hành với em trong những ngày tháng cuối cấp 3 và cùng em vào giảng đường đại học. Không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà sau này, em sẽ mặc áo dài thường xuyên hơn để góp phần lan tỏa hình ảnh áo dài trong nước và đến với bạn bè trên thế giới" - Huyền Trang chia sẻ.

AN NGỌC - Ảnh: TRẦN HUẤN

;