Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

“Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình"

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, ngày 1-10-2024 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình”. Hội thảo diễn ra trong 1 ngày với 2 phiên thảo luận, có sự tham dự trực tiếp của hơn 150 đại biểu và đông đảo lượt người theo dõi trực tuyến tại địa chỉ: Hoithao.cntt.gov.vn.

ca xèng

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự Hội thảo có: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long - Ủy viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Quốc gia; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ VHTTDL; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; bà Hoàng Thị Lan Nhung, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội; Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin kiêm Tổng biên tập Báo điện tử Tổ Quốc - Phó trưởng ban Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ VHTTDL Nguyễn Thị Hoàng Lan cùng đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện, đơn vị trực thuộc Bộ, cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số và CNTT của các đơn vị Bộ VHTTDL; các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT...

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành VHTTDL

Chuyển đổi số đã được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong thực hiện phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt năm 2024, Chính phủ đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Trong phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, “Chuyển đổi số đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Do đó chúng ta phải tích cực thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

ca xèng

Toàn cảnh Hội thảo

Trên cơ sở quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, chiến lược của của Chính phủ cũng như các kế hoạch, chương trình hành động của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ VHTTDL. Bộ đã triển khai mạnh mẽ các chương trình hành động, đề án trọng điểm nhằm đạt được mục tiêu đặt ra, về chuyển đổi số và các mục tiêu phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình”, với 2 phiên thảo luận, Hội thảo đã thu hút được 27 tham luận chất lượng, là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về thu thập, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu ngành, về các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin. Đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin, chia sẻ kết nối phát triển kinh tế số. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, ngành VHTTDL đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng, phát triển và chia sẻ dữ liệu số của ngành.

Phát biểu khai mạc Hội thảo tại phiên chính, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội cho các quốc gia bứt phá vươn lên. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đã có bài viết: "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". Mới đây, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030.

ca xèng

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo

Theo Thứ trưởng, dữ liệu đã và đang trở thành một trong những nguồn lực quý giá nhất, không chỉ là nền tảng mà còn phục vụ sự phát triển của các ngành kinh tế. Việc kết nối tích hợp, chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan nhà nước nhất là dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô từ trung ương đến địa phương sẽ giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dân làm trung tâm.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định, không đứng ngoài xu thế đó, Ban Cán sự đảng Bộ VHTTDL, Lãnh đạo Bộ, đặc biệt là Bộ trưởng - Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã quan tâm, chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản triển khai nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số tại Bộ, cũng như triển khai các nội dung của Đề án 06.

Thứ trưởng cho biết, năm 2024, Bộ VHTTDL đã triển khai rà soát, làm sạch và đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo dữ liệu "Đúng – Đủ – Sạch – Sống". 

ca xèng

ca xèng

Các đại biểu trao đổi thảo luận tại Hội thảo

Việc xây dựng và phát triển CSDL hiện đại, đồng bộ và hiệu quả không chỉ giúp ngành quản lý tốt hơn mà còn mở ra những cơ hội mới để khai thác, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của đất nước; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thể thao thông minh, tiện ích, gia tăng thành tích cho các VĐV; phát triển các dịch vụ du lịch thông minh, nâng cao trải nghiệm cho du khách, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Thứ trưởng cũng chia sẻ thêm, việc triển khai công tác chuyển đổi số tại Bộ VHTTDL đã đạt được các kết quả tích cực: Thứ nhất, nhận thức và hành động về triển khai chuyển đổi số của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có nhiều chuyển biến; Thứ hai, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm chỉ đạo đáp ứng kịp thời; Thứ ba, hạ tầng số được tăng cường đầu tư, tập trung triển khai các nền tảng số dùng chung cho ngành VHTTDL như nền tảng bảo tàng số, nền tảng số về quản trị và kinh doanh du lịch; Thứ tư, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp được triển khai ngày càng hiệu quả, tăng mức độ hài lòng của các dịch vụ công ích; Thứ năm, công tác đảm bảo an toàn, an ninh luôn được chú trọng; Thứ sáu, nguồn lực dành cho chuyển đổi số, dữ liệu số được quan tâm, tăng cường, đặc biệt là kinh phí cho chuyển đổi số phục vụ công tác chuyên môn như triển khai các hệ thống ứng dụng, tạo lập cơ sở dữ liệu, duy trì vận hành, tuyên truyền và đào tạo đã tăng hàng năm.

ca xèng

ca xèng

Các đại biểu báo cáo tham luận tại Hội thảo

Tuy nhiên nhìn tổng thể và so sánh với các mục tiêu, yêu cầu đề ra, kết quả chúng ta đạt được chưa đồng đều. Các cơ sở dữ liệu còn thiếu đồng bộ, và chưa được khai thác một cách tối ưu. Vấn đề bảo mật thông tin và quyền riêng tư cũng đã được đặt ra, những yêu cầu mới đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận toàn diện, khoa học và thận trọng. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 3323 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về kế hoạch triển khai đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ngành VHTTDL.

Định hướng lại cơ sở dữ liệu của ngành để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội

Với mong muốn tiếp thu những chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn từ các cơ quan điều phối hoạt động mạng lưới chuyển đổi số, từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Cơ quan thường trực triển khai Đề án 06 của Bộ Công an, các cơ quan thuộc Bộ VHTTDL, các Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở VHTTDL trên cả nước. “Hội thảo là dịp để chúng ta tích cực trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển đổi số, triển khai tạo lập dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị. Cùng các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, bước đi chắc chắn để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được những chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới. Hội thảo cũng là dịp để chúng ta cùng trao đổi, học hỏi và định hướng lại cơ sở dữ liệu của ngành, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội cũng như góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

ca xèng

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long giới thiệu các quy định về dữ liệu của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông

Tại phiên thảo luận buổi sáng, đại biểu đã được nghe các tham luận như: Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong dữ liệu số; Định hướng xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành VHTTDL; Xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý vận tải đường bộ; Một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai thu thập, xây dựng, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu về hiện vật bằng phần mềm quản lý hiện vật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành Du lịch; Quản lý thông tin về di tích và công tác bảo tồn di tích dạng dữ liệu số hóa đóng góp vào cơ sở dữ liệu ngành văn hóa; Giải pháp kỹ thuật xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin và đảm bảo an toàn thông tin; Định hướng và Giải pháp xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ VHTTDL

Trong phiên thảo luận buổi chiều, đại biểu đã được nghe các báo cáo tham luận như: Giới thiệu các quy định về dữ liệu của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông; Giới thiệu về các quy định của Đề án 06 và yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin khi xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp; Kinh nghiệm xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành Du lịch; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia - ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực môi trường; Hiện trạng thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội; Xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin quản lý tại Cục Di sản văn hóa; Mô hình, giải pháp đảm bảo An toàn thông tin, hạ tầng tập trung trên nền tảng điện toán đám mây; Kinh nghiệm xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tỉnh Quảng Ninh; Ứng dụng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành Thể dục thể thao

Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội thảo đã có nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận trực tiếp, đóng góp, chia sẻ thêm xung quanh những vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình.

ca xèng

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) giới thiệu về các quy định của Đề án 06 và yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin khi xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp

Phát biểu kết luận Hội thảo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số, đặc biệt việc xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành VHTTDL là hết sức cần thiết cho ngành, cho các cơ quan, đơn vị và không thể thiếu trong chặng đường tiếp theo đối với ngành VHTTDL.

Thứ trưởng đề nghị, sau Hội thảo, các cơ quan đơn vị rà soát lại kế hoạch chuyển đổi số nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu nói riêng của từng cơ quan đơn vị.

Thứ trưởng khẳng định, Bộ VHTTDL lắng nghe, ghi nhận các ý kiến đóng góp, từ đó làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện và triển khai các chương trình, kế hoạch của Ban Chuyển đổi số của Bộ trong thời gian tới. 

Thứ trưởng cũng tin tưởng, các ý kiến đóng góp hôm nay từ Hội thảo sẽ là tiền đề để Bộ VHTTDL có những định hướng, chiến lược đúng đắn và kịp thời, nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hệ thống thông tin và dữ liệu của ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình trong tương lai. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, Bộ VHTTDL sẽ tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình, tạo sự kết nối với các dữ liệu của các địa phương, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số, giúp cho công tác quản trị, điều hành và hoạch định chính sách chung của nhà nước.

Bài, ảnh: THANH DANH

;