Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Hà Nội thời cận đại qua hồ sơ lưu trữ

Sáng 29-9, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã diễn ra buổi giới thiệu cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)” của nhà nghiên cứu Đào Thị Diến. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) do Nxb Hà Nội và Công ty Nhã Nam ấn hành. Cuốn sách là một nghiên cứu công phu và toàn diện về sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong quá trình trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tác giả - Nhà nghiên cứu Đào Thị Diến đã dành cả cuộc đời mình để viết về Hà Nội. Một trong những phương pháp nghiên cứu có thể xem đã làm nên dấu ấn riêng của tác giả Đào Thị Diến là việc các công trình của bà bao giờ cũng khảo cứu và luận định lịch sử dựa trên các tài liệu lưu trữ. Tài liệu lưu trữ được xem là nguồn thông tin gốc, là những thực chứng lịch sử trong việc nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Hà Nội nói riêng.

ca xèng

Toàn cảnh buổi ra mắt sách

Với hơn 30 năm công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, nhà nghiên cứu Đào Thị Diến có cơ hội tiếp cận những tài liệu quý giá từ các phông lưu trữ tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, từ đó đem đến một nét độc đáo trong cách tiếp cận lịch sử Hà Nội ở cuốn sách này: lịch sử  được soi chiếu qua lăng kính tài liệu lưu trữ. Bà cho biết, cuốn sách được tuyển chọn từ các báo cáo khoa học và các bài viết về Hà Nội của bà đã đăng trên các báo, tạp chí và trên trang web của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Các tài liệu này như những “nhân chứng sống”, cho ta những bằng cứ chân thực, khách quan nhất. Về cơ bản, cuốn sách được viết trên cơ sở các thông tin khai thác từ những phông tài liệu thời Pháp thuộc của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Tài liệu lưu trữ vốn chứa đựng nhiều thông tin chính xác, quý báu và đa chiều. Vì thế, người nghiên cứu hoàn toàn có thể tiếp cận nó ở nhiều góc độ, nhằm những mục đích nghiên cứu khác nhau.  

Cuốn sách có hai phần, Phần I gồm 5 bài viết về thời kỳ bi tráng trong lịch sử cận đại Việt Nam (1873-1897) qua các sự kiện Hà Nội bị quân đội thực dân Pháp tấn công, chiếm đóng và phá hủy. Phần II gồm 35 bài viết về quá trình biến đổi Hà Nội từ khu Nhượng địa thành một “thành phố Pháp” (ville française), một “Paris thu nhỏ” (petit Paris) của chính quyền thực dân. Về thực chất, quá trình biến đổi này diễn ra đồng thời ở tất cả các lĩnh vực, sau khi Hội đồng Thành phố Hà Nội được thành lập.  

Ngoài 40 bài viết trên, cuối sách còn có thêm phần phụ lục gồm “Bảng tra tên đường, phố, quảng trường, vườn hoa ở Hà Nội trước và sau năm 1954” và “Lược dẫn tên các nhân vật người Pháp được đặt làm tên phố, quảng trường, vườn hoa và một số công trình ở Hà Nội trước năm 1954”.

ca xèng

Bìa cuốn sách

Tác giả Đào Thị Diến bộc bạch, là một người sinh ra và lớn lên trong một khu phố nhỏ ở phía bắc thành Hà Nội gần hai năm trước ngày tiếp quản Thủ đô (1954), tuổi thơ của bà gắn liền với nhiều con phố và địa danh Hà Nội. Bởi vậy, bà gửi gắm trong cuốn sách này tình yêu sâu đậm với Hà Nội tới những độc giả có cùng tình yêu Hà Nội như bà.

Phát biểu tại buổi ra mắt cuốn sách, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá, với việc tận dụng và khai thác triệt để tài liệu lưu trữ về lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, tác giả Đào Thị Diến đã tái hiện rất sinh động cả một quá trình phát triển của Hà Nội thời cận đại. Từ cuộc tấn công, đánh chiếm thành Hà Nội từ góc nhìn của kẻ xâm lược qua thư từ, báo cáo của các sĩ quan người Pháp như Coquerie, F.Garnier, H.Rivière…; quá trình chi tiết của việc quy hoạch địa giới hành chính, việc thành lập và đặt tên cho các đường, phố thông qua các nghị định của chính quyền đến cuộc đấu tranh quyết liệt của Hội Địa lý Hà Nội và Viện Viễn Đông Bác cổ trong việc bảo vệ cảnh quan hồ Tây qua các kiến nghị gửi lên Hội đồng thành phố… Ông đánh giá, có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng tiếp cận từ hồ sơ lưu trữ thì không nhiều. Bởi vậy, đây là một trong số những cuốn sách quan trọng viết về Hà Nội với nhiều tư liệu lưu trữ rất phong phú.

Nhà giáo Vũ Thế Khôi cũng đánh giá, cuốn sách Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) của tác giả Đào Thị Diến đã dựng lại bức tranh toàn diện về lịch sử Hà Nội thời cận đại thông qua những tài liệu có tính chính xác cao. Qua đó giới thiệu, truyền tải những thông tin chân thực, khách quan về một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của Hà Nội nói riêng. Đọc cuốn sách, độc giả hôm nay sẽ hiểu hơn để thêm yêu Hà Nội, vì tình yêu, đặc biệt là tình yêu dành cho một thành phố, bao giờ cũng cần xuất phát từ những sự thực và hiểu biết đầy đủ về thành phố đó.

NGÔ HỒNG VÂN

;