Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Lễ Katê tại làng và gia đình người Chăm

Sau lễ cúng tế tại đền tháp là lễ cúng tế tại làng và lễ Katê gia đình của người Chăm. Đây là dịp để các vị bô lão, chức sắc trong làng cũng như con cháu trong tộc họ gặp gỡ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, và chúc nhau mọi điều tốt lành.

Katê là lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cộng đồng người Chăm.  Katê cũng là dịp để người Chăm từ khắp mọi miền đất nước trở về quê cha đất tổ để đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè, dòng họ. Tết Katê diễn ra trong một không gian lớn, bắt đầu từ các đền, tháp đến làng, dòng họ và cuối cùng là gia đình.

Ở Ninh Thuận, lễ cúng Katê tại làng sẽ được tổ chức song song với phần hội. Trước khi lễ hội diễn ra, dân làng đã cùng nhau phân công quét dọn đền thờ, dọn dẹp và trang hoàng cho Nhà Làng, chuẩn bị sân bãi, đồ ăn, thức uống… Ngoài ra, người dân còn chuẩn bị những tiết mục văn nghệ để góp vui trong lễ hội.

ca xèng

Lễ cúng Ka tê gia đình

Những nghi thức làm lễ tại làng bản cũng được thực hiện trang trọng không kém các nghi lễ trên đền tháp. Đây là dịp để các vị bô lão, chức sắc, trí thức… gặp mặt, đồng thời để cầu xin thần làng phù hộ cho dân làng nhiều sức khỏe, bình an và mùa màng bội thu.

Khác với nghi thức cúng lễ tại đền, tháp, chủ tế cúng tại làng thường không phải chức sắc tôn giáo mà sẽ là người uy tín, được dân làng tin tưởng. Ông sẽ thay mặt cho dân làng để dâng cúng lễ vật lên thần và cầu mong được phù hộ phước lành cho tất cả người dân, gia đình trong làng bản.

Lễ vật trong dâng cúng tại Ka tê làng gồm: gà luộc xé nhỏ, canh rau chùm ngây, cá, tôm, xôi, chuối, chè, trái cây, rượu, trầu cau và các loại bánh truyền thống… Các lễ vật được bài trí ở 3 điểm, mỗi điểm thẳng hàng theo hướng Đông – Tây, đầu hướng về phía Đông. Điểm lễ hàng phía Bắc cúng cho Nữ giới (Urang Likei). Điểm lễ phía Nam cũng cho những người ngoại tộc từ làng khác đến lấy vợ trong các tộc họ của làng…

Khi đến giờ hành lễ, thầy cúng thực hiện nghi thức tẩy thể bằng cách xông khói trầm, sau đó ông rót rượu vào ly nhỏ khấn mời các vị thần được mời trong lễ cúng Katê làng theo trình tự: Yang Po Yang Amâ, Po Inâ Nâgar, Po Pan…

Nghi thức cúng Katê làng chỉ diễn ra trong buổi sáng, khi kết thúc lễ, mọi người cùng nhau ăn cơm, sau đó trở về tham gia nghi lễ cúng Katê họ và gia đình.

ca xèng

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng lễ

Sau lễ cúng ka tê của làng, đồng bào Chăm tổ chức cúng Katê gia đình, và thường được dâng cúng tại nhà bà bóng của tộc họ hoặc tại một gia đình nào đó trong tộc họ khi gia đình đó khấn cầu thần linh, để mong tổ tiên phù hộ cho gặp nhiều may mắn, làm ăn suôn sẻ, phát tài…

Nếu lễ katê gia đình được tổ chức tại nhà bà bóng của tộc họ thì tất cả những gia đình trong tộc họ phải cùng nhau góp kinh phí để thực hiện. Mục đích của lễ Ka tê gia đình là nhằm tri ân, tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tới công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất và cầu mong thần linh phù hộ độ trì cho các thành viên trong gia đình, tộc họ được bình an, không ốm đau bệnh tật… Và đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Ở một số làng, lễ vật dâng cúng sẽ có 4 con gà và các sản vật khai thác từ song và biển như cá, tôm, mực, trái cây, xôi, chè, trầu, cau, rượu và các loại bánh truyền thống ginraong riya, sakaya, tapei anung… Lễ vật được bày trí hai bên, mỗi bên có 2 mâm chân cao, 3 mâm bằng và 1 cổ bồng bánh trái, đặt lên trên là bánh tét cặp dẹp, chuối, bánh Sakaya, bánh ngọt.

Các lễ vật được dọn trên mâm gồm có cơm, canh, thịt gà luộc, cá kho, đồ xào… kế bên còn có đĩa xôi, chè. Ngoài ra, có thêm 1 mâm riêng để cúng cho người đàn ông ngoài tộc đến lập gia đình đình trong tộc họ đã khuất. Chủ lễ là thầy cúng (Gru urang) và một người lớn tuổi trong tộc họ, trong đó thầy cúng là người trực tiếp thực hiện nghi thức dâng cúng, khấn mời các thần linh, tổ tiên, ông bà và những người đã khuất về hưởng lễ vật.

ca xèng

Mâm cơm cúng trong lễ katê gia đình

Các thành viên trong dòng tộc, gia đình cũng có mặt đầy đủ cùng khấn để cầu mong thần linh ban cho những điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống. Trước khi cúng lễ, thầy cúng sẽ tẩy thể bằng cách xông khói trầm để thanh tẩy cơ thể, sau đó mới thực hiện nghi thức mời thần linh. Các thần linh được mời về trong lễ cúng Ka tê gia đình: Yang Thang, Yang muk, Yang kei, Po Yang Amâ…

Lễ cúng Ka tê gia đình là dịp các con cháu trong tộc họ gặp mặt chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống, chúc nhau sức khỏe, làm ăn phát tài, gia đình đầm ấm, hạnh phúc…

Lễ Katê là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật liên quan đến đời sống của cộng đồng người Chăm. Trải qua nhiều năm, đến nay, về cơ bản Lễ Katê vẫn được gìn giữ, duy trì theo đúng tập tục truyền thống; góp phần nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, cũng như kế thừa và trao truyền di sản văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc.

AN NGỌC – Ảnh: LIÊN HƯƠNG

 

;