Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Nâng tầm giá trị nghệ thuật văn nghệ dân gian

ca xèng

Một buổi lễ của người Lô Lô, Hà Giang - Nguồn: vov.vn

 

Hà Giang, nơi cộng cư của 19 dân tộc, trong đó có 14 dân tộc cộng cư theo bản, làng nên còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu là loại hình văn nghệ dân gian. Kết quả kiểm kê di sản văn hóa năm 2020, Hà Giang đã nhận diện được 446 di sản phi vật thể, trong đó có 17 di sản thuộc nhóm tiếng nói chữ viết; 71 di sản thuộc nhóm ngữ văn dân gian; 6 loại hình thuộc nhóm trình diễn dân gian; 240 di sản thuộc nhóm tập quán xã hội và tín ngưỡng; 12 di sản thuộc nhóm lễ hội truyền thống; 16 di sản nghề thủ công truyền thống; 8 di sản thuộc nhóm tri thức dân gian. Đây là những di sản văn hóa tiểu biểu, đặc trưng và thể hiện đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang.

Thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tỉnh Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, những năm gần đây, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên những giá trị về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa truyền thống, Hà Giang rất chú trọng việc bảo tồn văn hóa, lan tỏa giá trị văn hóa tới du khách trong nước và quốc tế. 

Nhằm tổ chức giới thiệu tới du khách những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc, ngành Văn hóa Hà Giang đã chú trọng công tác sưu tầm chất liệu dân tộc để nâng tầm thành các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp, hấp dẫn tạo sức lan tỏa trong công chúng. Tiếng khèn Mông da diết nao lòng, vang vọng giữa núi rừng được nghệ thuật hóa trên sân khấu biểu diễn mang hồn Khèn với câu chuyện kể về huyền thoại cây Khèn, về lời tự tình của chàng trai Mông gửi gắm vào tiếng Khèn, sự dũng cảm, khéo léo và mạnh mẽ trong cách say Khèn, phiêu Khèn... Âm nhạc dân gian, vũ điệu dân gian, sự huyền bí của các lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; cầu mùa, múa trống của dân tộc Lô Lô; cúng trâu của dân tộc La Chí; cấp sắc của dân tộc Dao… đều được sưu tầm trở thành các tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp như tác phẩm Lửa thiêng, Hồn trống, Người được chọn, Cấp sắc… Những âm thanh của núi rừng va vào tiếng đá tai mèo được chuyển thể thành những tác phẩm Tiếng vọng từ trong lòng đá, Nghe đá kể chuyện… Đặc biệt, từ các chất liệu dân ca dân tộc như dân ca Mông, tiếng sli, tiếng lượn, tính tẩu… đã được các nhạc sĩ sử dụng làm các chất liệu âm nhạc vừa mang tính dân tộc vừa phù hợp với hơi thở thời đại như các tác phẩm: Nàng ới; Người Mèo ơn Đảng… Những tập quán tín ngưỡng dân gian, tập quán lao động sản xuất cũng được các nhạc sĩ, biên đạo chuyển thể thành các tác phẩm Tiếng đe lao xa, Sắc màu Hà Giang; Nơi rừng thiêng, Hà Giang gấm hoa… Những tác phẩm nghệ thuật được khai thác từ chất liệu dân tộc đã được Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang lựa chọn tham gia các Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và  các tiết mục, chương trình đều được đánh giá cao. Đến nay, Hà Giang vinh dự có 3 NSƯT được phong tặng: Vương Ngọc Vấn, Đinh Tiến Bình, Ma Thị Nết.

Có thể khẳng định, hướng đi khai thác chất liệu văn hóa truyền thống dân tộc để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, đánh thức giá trị văn hóa truyền thống để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch; đồng thời cũng là cơ hội để các nghệ sĩ, diễn viên nâng cao nghiệp vụ, tỏa sáng trong các sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc. Từ thành công đó, hằng năm ngành VHTTDL Hà Giang đều giao chỉ tiêu cho Đoàn nghệ thuật tỉnh tổ chức sưu tầm, sáng tác từ 5 đến 6 tác phẩm nghệ thuật phục vụ công chúng và tham gia các chương trình do trung ương, khu vực tổ chức; đồng thời tham gia các hoạt động ngoại giao văn hóa trong nước và quốc tế. Ngoài ra, hằng năm, ngành còn tổ chức các Liên hoan, hội diễn với quy mô cấp tỉnh để tạo sân chơi, kích thích sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, đồng thời định hướng sáng tác cho các văn nghệ sĩ góp phần khai thác các chất liệu dân tộc để giúp lan tỏa văn hóa dân tộc tới công chúng, khách du lịch.

Trong xu thế hiện nay, du khách trong nước và quốc tế đều mong muốn được tìm hiểu, thưởng thức những giá trị văn hóa truyền thống và đó chính là cơ hội mở ra cho Hà Giang - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc độc đáo hấp dẫn hướng đi bảo tồn văn hóa, lấy văn hóa làm nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân, giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên quê hương của mình.

 

NGUYỄN HOÀI

Nguồn: Tạp chí VHNT số 576, tháng 7-2024

;