Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Nhiều biện pháp tăng cường quản lý giao dịch thương mại điện tử

Chiều ngày 4-6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Phiên chất vấn tập trung vào nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực Công Thương: Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

ca xèng

Phát biểu trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những năm qua, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có như đứt gãy nguồn cung, suy giảm tổng cầu do dịch bệnh, xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại và cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn, nhiều tồn tại lũy kế của ngành chưa thể giải quyết triệt để, đặc biệt là liên tục thiếu lãnh đạo Bộ và nhân lực có kinh nghiệm của ngành; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ, phối hợp và giúp đỡ của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước, ngành Công Thương đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Nổi bật là sản xuất công nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch, từng bước phục hồi, phát triển, có sự bứt phá từ quý III năm trước đến nay, duy trì vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế đất nước; thương mại trong nước tăng trưởng khá mạnh, vượt mục tiêu đề ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, thách thức; hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, xuất, nhập khẩu 8 năm liền đạt được kỷ lục mới về kim ngạch và thặng dư thương mại. Đặc biệt, năm 2023 đạt mức xuất siêu 28 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với năm trước. 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng trên 16% so với cùng kỳ năm trước, thặng dư thương mại đạt trên 8,1 tỷ USD, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

“Đặc biệt, trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử phát triển rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 20-25%/ năm, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, quy mô thương mại điện tử đạt trên 20 tỷ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

ca xèng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu

Để bảo đảm hoạt động thương mại điện tử phát triển lành mạnh, bền vững, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp  như: rà soát, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm trong thương mại điện tử; thiết lập cơ chế tiếp nhận, kiến nghị và phản hồi trực tuyến với người tiêu dùng để hỗ trợ xử lý, gỡ bỏ nội dung bán hàng trái pháp luật trên các nền tảng số.

Để thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Công Thương cùng các ngành, các địa phương đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu thông qua việc đàm phán, ký kết và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên...

ca xèng

ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) chất vấn về việc quản lý các giao dịch trong hoạt động xuất, nhập khẩu qua thương mại điện tử

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) về việc quản lý các giao dịch trong hoạt động xuất, nhập khẩu qua thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ: Xuất, nhập khẩu trong thương mại thông thường quản lý đã khó, mà quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên môi trường thương mại điện tử còn khó gấp nhiều lần. Vì vậy, trong thời gian vừa qua Bộ Công Thương đã tích cực tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội để ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2023 và phê duyệt được đề án chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Thứ hai là tham mưu chính sách quản lý thông tin giao dịch thương mại điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu, cụ thể là trình Chính phủ Nghị định 85 yêu cầu công bố thông tin các website thương mại điện tử, quy định quản lý thông tin và chất lượng hàng hóa trên các sàn giao dịch. Đặc biệt, chú trọng đến trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ và bán hàng, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.

Thứ ba là tăng cường đẩy mạnh cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành và các địa phương, kết nối dữ liệu giữa Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương với Tổng cục Thuế để trao đổi dữ liệu về thương mại điện tử ngay trong tháng 6 này.

Thứ tư là ban hành cơ chế giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài trong thương mại điện tử, phối hợp tham mưu cho Chính phủ đưa thương mại điện tử là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư, giám sát chặt chẽ các hoạt động mua, bán, thâu tóm doanh nghiệp trong nước của các sàn thương mại điện tử lớn, bao gồm cả sàn thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, để tăng cường quản lý giao dịch thương mại điện tử đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, Bộ đề nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành quản lý về hải quan đối với hoạt động xuất, nhập khẩu và thương mại điện tử, tách bạch luồng hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử như đã báo cáo ở trên; bỏ quy định về miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với những hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc xử lý để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu qua thương mại điện tử…

ca xèng

ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị Bộ Công Thương đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bền vững

Với câu hỏi của đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) về việc Bộ Công Thương đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bền vững trước mắt cũng như trong dài hạn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Bộ Công Thương nhận thấy vai trò dịch vụ logistics trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Với nhận thức đó, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp để phát triển dịch vụ logistics, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh và đạt được một số kết quả nhất định như trong báo cáo chúng tôi đã nêu. Tuy nhiên, hoạt động này còn một số hạn chế, đó là nhận thức về vai trò, vị trí logistics còn khác nhau dẫn đến triển khai không đồng bộ; một số quy định chồng chéo và chưa phù hợp; cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư xứng đáng.

Bộ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục trình Chính phủ về chiến lược phát triển logistics trong giai đoạn tới, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối trong nước và quốc tế; đồng thời phát triển dịch vụ logistics gắn liền với phát huy tối đa lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và hội nhập quốc tế; và xây dựng đội ngũ nhân lực đủ sức để đáp ứng được yêu cầu của ngành này phát triển trong tương lai.

Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, logistics cấp tỉnh. Chủ động đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Thường xuyên cập nhật tình hình xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa và kịp thời khuyến cáo để các địa phương, hiệp hội chủ động ứng phó và điều hành, hạn chế tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu và thông quan. Đẩy mạnh công tác xúc tiến phát triển thị trường, kết hợp giữa các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu…

ca xèng

ĐBQH Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) chất vấn về việc đề xuất các giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng thuốc lá điện tử tràn lan hiện nay

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) về việc đề xuất các giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng thuốc lá điện tử tràn lan hiện nay, Bộ trưởng nhấn mạnh, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Nghị định 67 hướng dẫn thực hiện luật này. Sản phẩm thuốc lá thế hệ mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng thì chưa được định nghĩa cụ thể trong luật hiện hành, do vậy thời gian vừa qua có thể nói là đang tồn tại một khoảng trống pháp lý trong công tác quản lý nhà nước đối với loại hình sản phẩm này.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thì chưa cấp phép kinh doanh và đăng ký cho website thương mại điện tử kinh doanh thuốc lá thế hệ mới cho bất kể doanh nghiệp nào. Đồng thời Bộ cũng đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường địa phương tăng cường kiểm tra, đấu tranh, xử lý rất nhiều vụ việc vi phạm với số lượng rất lớn trong thời gian vừa qua, như là quản lý thị trường Hà Nam thu giữ trên 108.000 sản phẩm hay quản lý thị trường Bắc Ninh thu giữ 103.000 sản phẩm, tại Hà Nội cũng thu giữ hơn 11.000 sản phẩm. Điều đó chứng tỏ rằng tình trạng vi phạm rất nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công Thương đề xuất và sẽ quyết liệt triển khai một số nhiệm vụ cụ thể: Trước hết, sẽ cùng các bộ, ngành hữu quan, và Bộ Y tế, sẽ tham mưu với các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, quản lý chặt chẽ, rõ ràng đối với thuốc lá điện tử để khắc phục tình trạng có khoảng trống về pháp lý trong lĩnh vực này, tạo cơ sở để các ban, ngành, địa phương thực hiện một cách đồng bộ, có căn cứ pháp luật. Đồng thời, cũng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương dành nguồn lực thỏa đáng để thực hiện hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng.

Tiếp tục chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Phối hợp chặt chẽ Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, đặc biệt là đối với đối tượng yếu thế, đối tượng là trẻ em, học sinh. Có thể xem xét đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường về tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lá thế hệ mới nói riêng, rồi những quy định cấm của pháp luật và những chế tài xử lý. Đặc biệt, phải huy động được sự tham gia của các lực lượng xã hội như đoàn thanh niên, đội thiếu niên, gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư trong việc tuyên truyền, giáo dục về tác hại thuốc lá và quản lý con em mình.

Cuối cùng, vẫn phải đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, bởi vì không có gì là chính quyền cơ sở không nắm được, không biết được và không có trách nhiệm trong việc quản lý…

NGỌC BÍCH - Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

;