Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Ninh Thuận: Tưng bừng vui đón lễ hội Katê năm 2024

Sau lễ rước y trang Pô Inư Nưgar từ đồng bào người Raglai ở thôn Tà Nô (xã Phước Hà, huyện Thuận Nam) về đền thờ trong thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu), sáng ngày 2-10-2024, Hội đồng Chức sắc, Ban phong tục các tháp: Pô Klong Garai, Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar tiến hành các nghi thức lễ hội Katê theo truyền thống. Đây cũng là ngày hội Katê chính thức (ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch), đồng bào Chăm khắp nơi ở tỉnh Ninh Thuận nô nức đến viếng và dâng lễ tại các đền tháp.

ca xèng

Múa Chăm với chủ đề Dâng hoa Tháp cổ qua phần biểu diễn của các thiếu nữ Chăm duyên dáng đến từ thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu - Ảnh: Tuấn Minh

ca xèng

Các đại biểu tham dự lễ khai mạc lễ hội Katê tại tháp Pô Klong Garai - Ảnh: Hạnh Chi

Được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở VHTTDL, chính quyền các cấp, Ban tổ chức tiến hành nghi lễ trên tháp Pô Klong Garai, mở đầu cho các hoạt động lễ hội Katê năm 2024. Đến dự lễ khai mạc có: ông Nguyễn Ánh Chức - Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính Phủ; ông Nguyễn Long Biên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; ông Trần Hải - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Văn Linh - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo một số sở, ban ngành, địa phương thuộc tỉnh cùng đông đảo bà con nhân dân, du khách trong và ngoài nước về tham dự buổi lễ.

ca xèng

Ông Nguyễn Long Biên - Ủy biên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ khai mạc lễ hội Katê - Ảnh: Tuấn Minh

Phát biểu tại buổi lễ, Cà sư chủ trì tháp Pô Klong Garai cho biết: “Theo thông lệ hằng năm cứ vào ngày này, đồng bào Chăm khắp nơi nô nức đến dâng lễ tại các đền tháp và mở hội vui chơi ở các thôn làng. Lễ hội Katê là dịp để nhắc nhở đồng bào Chăm luôn tôn trọng đạo lý: “Mưnhum ia dar halau, băng pauth Kayau dar urang pala phun” (“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”), cũng giống như đồng bào Chăm luôn nhớ ơn Bác Hồ kính yêu đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc. Chúng ta cũng nên nhớ rằng: lòng tôn kính, sự biết ơn bậc tiền bối, tổ tiên, không chỉ dâng cúng lễ vật là tốt mà còn phải nhận thức đúng đắn về giữ gìn các văn hóa truyền thống của các dân tộc, kết hợp với lối sống lành mạnh, văn minh, không nặng về phô trương, trình diễn lại không làm tinh giảm, lấy lệ trong việc thực hiện các nghi lễ phong tục và tín ngưỡng tôn giáo. Đón mừng Katê trong niềm hân hoan phấn khởi, chúng ta càng bồi đắp tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, hướng về tương lai, chung sức xây dựng tỉnh ngày càng trù phú, tươi đẹp”.

ca xèng

Cà sư chủ trì tháp Pô Klong Garai phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: Tuấn Minh

Phong tục này đã có từ lâu đời, do người Chăm chủ yếu sống bằng nghề nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên sau khi thu hoạch, họ thường lên tháp để tạ ơn và cầu xin cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được tươi tốt, gia quyến được bình an. Việc làm này lâu dần trở thành một nét văn hóa tinh thần độc đáo trong đời sống và sinh hoạt của cộng đồng người Chăm.

ca xèng

Các vị chức sắc thực hiện nghi lễ tôn giáo, xin phép các vị thần linh cho mở cửa tháp - Ảnh: Tuấn Minh

Với xu thế hội nhập, Katê không những là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm mà còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và giao lưu, nhờ đó làm cho không khí thêm sôi động, náo nức, tô điểm thêm màu sắc cho ngày hội. Lễ hội Katê không những góp phần nêu bật giá trị độc đáo của văn hóa Chăm nói riêng mà còn làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Long Biên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định: “Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển nâng cao mọi mặt đời sống và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, trong đó có đồng bào dân tộc Chăm. Đối với tỉnh Ninh Thuận, đời sống đồng bào Chăm không ngừng được nâng cao và phát triển. Nhiều con em đồng bào Chăm đã đạt thành tích cao trong học tập và thành đạt trong công tác. Bên cạnh đó, vấn đề bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm luôn được chú trọng. Nhiều lễ hội truyền thống, di sản văn hóa của đồng bào Chăm được giữ gìn và phát triển. Những di tích đền, tháp là những di sản quý báu, vô giá của dân tộc Chăm được Nhà nước vinh danh, được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy. Nghệ thuật làng Gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

ca xèng

Đồng bào dân tộc Chăm chuẩn bị lễ vật để tham gia lễ hội - Ảnh: Tuấn Minh

Lễ hội Katê với nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc gắn liền đời sống tâm linh, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, lao động sản xuất được duy trì và phát triển trong cộng đồng đã trở thành nét đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Lễ hội Katê của đồng bào Chăm là một phần di sản văn hóa quốc gia Việt Nam, là sự đóng góp của người Chăm và văn hóa Chăm vào nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Ông Nguyễn Long Biên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận hy vọng rằng các vị chức sắc với khả năng và uy tín của mình, tiếp tục duy trì và động viên bà con sát cánh cùng nhau gìn giữ, phát huy giá trị độc đáo của lễ hội Katê, cũng như các lễ hội khác của người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tạo cơ hội để văn hóa Chăm, văn hóa Ninh Thuận quảng bá đến bạn bè và du khách gần xa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các cấp, các ngành tại địa phương tiếp tục có những việc làm thiết thực, cụ thể để đồng hành cùng văn hóa Chăm bảo tồn và phát triển lễ hội Katê thời gian tới, nâng tầm quy mô tổ chức các hoạt động hưởng ửng lễ hội Katê, góp phần đưa lễ hội Katê Ninh Thuận xứng tầm với quy mô và giá trị của một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

ca xèng

Trước khi các nghi lễ được tổ chức là các chương trình văn nghệ do đội văn nghệ từ câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu và thôn Tà Dương, xã Phước Thái biểu diễn. Dân tộc Chăm là một dân tộc có nền văn hóa đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn, đặc biệt là múa Chăm. Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc Chăm. Đi kèm với múa là các nhạc cụ truyền thống như trống ghinăng, trống paranưng, kèn saranai… tạo nên không gian văn hóa Chăm đậm chất tâm linh.

Văn hóa cồng chiêng cũng là một trong những giá trị tinh thần to lớn của đồng bào  các dân tộc miền núi trong đó có dân tộc Raglai. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Raglai, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày của họ. Tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên âm thanh trong ngày hội Katê như nối liền, kết dính tình anh em Chăm – Raglai.

ca xèng

Gia đình Chăm gồm nhiều thế hệ đến tham dự lễ hội Katê - Ảnh: Liên Hương

Ngay sau đó, tại Tháp Po Klong Garai, các vị chức sắc đã thực hiện nghi lễ tôn giáo, xin phép các vị thần linh cho mở cửa tháp, sau đó làm nghi lễ tắm rửa tượng và thay y phục mới cho tượng thần.

Hán Nữ Nhi Ái (28 tuổi) cùng gia đình đến cầu lễ tại tháp Pô Klong Garai chia sẻ: “Hằng năm, em đều đến đây cùng gia đình. Lễ hội Katê vẫn giữ được truyền thống giống trước đây. Em muốn các con, cháu của mình cũng duy trì được truyền thống này. Hôm nay, gia đình em đến đây để tạ ơn thần linh và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình”.

Lễ hội Katê là một trong những lễ hội dân gian độc đáo, đặc trưng, đậm chất truyền thống, gắn liền với đời sống tâm linh, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và lao động sản xuất của đồng bào Chăm. Ông Nguyễn Văn Linh - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận  cho biết: “Hiện tỉnh đang xây dựng đề án nâng cấp lễ hội Katê lên tầm cấp tỉnh nhằm đảm bảo việc tổ chức lễ hội Katê xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh quan trọng của tỉnh, trở thành một địa điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân, các nhà nghiên cứu văn hóa cùng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu”.

LIÊN HƯƠNG - NGỌC BÍCH

 

 

 

 

 

 

;