Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Một số mối quan hệ cần giải quyết trong phát triển văn hóa Việt Nam - Nhìn từ cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024) là một tác phẩm quan trọng và là cuốn cẩm nang với nhiều quan điểm chỉ đạo sâu sắc, toàn diện về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Với hơn 900 trang, gồm 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cuốn sách đã trình bày một cách toàn diện và sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Toàn cầu hóa văn hóa và sự phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

Toàn cầu hóa văn hóa đã và đang tác động đa chiều đến sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. Bài viết trình bày quan niệm về toàn cầu hóa và toàn cầu hóa văn hóa; khái quát về sự phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những tác động của toàn cầu hóa văn hóa đến sự phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Cơ sở hình thành việc phụng thờ Anh hùng dân tộc Ngô Quyền vùng đồng bằng Bắc Bộ

Hiện nay, di tích phụng thờ Anh hùng dân tộc (AHDT) Ngô Quyền tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tại Hải Phòng, tính đến năm 2023, có 33 di tích được xếp hạng cấp thành phố và cấp quốc gia. Bên cạnh đó, di tích phụng thờ ông còn được tìm thấy ở Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ. Như vậy, với sự xuất hiện nhiều di tích phụng thờ Ngô Quyền tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, chứng tỏ đây là vị AHDT có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân nơi đây.

Nguồn lực sinh thái - văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh duyên hải vùng Tây Nam Bộ, được biết đến là một địa phương giàu bản sắc văn hóa tộc người. Bài viết đứng dưới góc nhìn kiến tạo luận trong Văn hóa học liên ngành với các khoa học xã hội khác, áp dụng lý thuyết lựa chọn duy lý của Fredrik Barth (1966) và lý thuyết chuyển hóa các trường lực kinh tế - văn hóa của Pierre Bourdieu (1977) để phân tích, đánh giá nguồn lực sinh thái - văn hóa các dân tộc tỉnh Trà Vinh thành các triết lý (giá trị) cốt lõi, từ đó xây dựng định hướng phát huy các nguồn lực ấy trong đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương. Nghiên cứu này bước đầu xác định ba triết lý văn hóa quan trọng của các dân tộc Trà Vinh trong ứng xử với môi trường sinh thái, với con người và với môi trường xã hội của họ là: thuận thiên - khoan dung - tiến bộ

Quá trình di sản hóa cầu Long Biên - Nhìn từ góc độ nhân học

Sau hơn 120 năm tồn tại, cầu Long Biên không đơn thuần là một công trình kiến trúc mà còn là một chứng tích lịch sử của đất nước, nổi bật là sự góp mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đồng thời, trong hơn một thế kỷ qua, nó gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân thuộc địa phận quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Vì vậy, từ lâu người dân nơi đây đã coi cầu Long Biên là một biểu tượng lịch sử - văn hóa.

Mừng tuổi bằng sách - Nét đẹp văn hóa cần lan tỏa

Sách là món quà quý mà người ta vẫn thường tặng nhau vào những dịp sinh nhật, ngày lễ... Mấy năm gần đây, sách còn là món quà mừng tuổi mang ý nghĩa nhân văn. Ý tưởng mừng tuổi bằng sách được khởi xướng từ một số người tâm huyết với sự nghiệp phát triển văn hóa đọc của Việt Nam như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Quốc Vương... Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, họ đã, đang và sẽ góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa này ra cộng đồng.

Vai trò kinh tế tư nhân và hợp tác công - tư trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế gần 40 năm qua, việc khu vực tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực; góp phần xóa bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước. Vì vậy, việc chuyển giao một phần dịch vụ công do Nhà nước quản lý sang khu vực tư nhân sẽ giúp cho văn hóa ngày càng phát triển và tạo ra sự cạnh tranh, mang đến nhiều lợi ích hơn cho người dân. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế kiểm soát để bảo đảm sự công bằng, tính minh bạch và chất lượng dịch vụ.