Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Phát triển du lịch đêm tại phố cổ Hà Nội, một nghiên cứu từ quan điểm của du khách

Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đêm (PTDLĐ) tại phố cổ Hà Nội, nhìn từ quan điểm của du khách. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: đặc điểm truyền thống (ĐĐTT), điều kiện nhân lực (ĐKNL), cạnh tranh giá cả (CTGC) và khí hậu thuận lợi (KHTL) là các nhân tố có tác động chính đến sự phát triển du lịch đêm tại phố cổ Hà Nội. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một vài giải pháp giúp PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội.

ca xèng

Hoạt động trình diễn ánh sáng nghệ thuật 3D Mapping tại Ô Quan Chưởng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm, góp phần gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch - Ảnh: vietnam.vn

Khái niệm PTDLĐ

“Night life”, cuộc sống đêm, đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta thường nhắc nhở nhau về sự lãng phí và tiếc nuối nếu không dành thời gian khám phá vẻ đẹp của những điểm tham quan du lịch vào ban đêm. Trước đây, các hoạt động du lịch thường được diễn ra vào ban ngày. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với khách du lịch. Khái niệm về du lịch đêm dần được hình thành.

Du lịch đêm tựu chung là các hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h. Đặc trưng của hình thức du lịch này là tập trung tại các đô thị lớn hay các điểm du lịch nổi tiếng. Ban đầu, đó chỉ là hoạt động tự phát, chủ động, mang tính tự do của du khách nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thêm về vẻ đẹp, nét đặc trưng của văn hóa đêm tại điểm đến.

Kết quả nghiên cứu

Tiến trình thực hiện

Nghiên cứu được tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phát trực tiếp hoặc qua Google form link từ những du khách đã trải nghiệm du lịch tại phố cổ Hà Nội. Bước nghiên cứu này nhằm khám phá, hiệu chỉnh những nhân tố ảnh hưởng đến PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội, sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua bảng hỏi khảo sát khách du lịch. Kết quả thu thập được chạy bởi SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo và nhân tố khám phá EFA. Số phiếu điều tra là 220 phiếu thu về 207 phiếu hợp lệ (tỷ lệ đạt 94,09%).

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha (1)

Tác giả thực hiện kiểm định độ tin cậy của 31 biến quan sát là đại diện cho 6 nhân tố độc lập: KHTL, bản sắc văn hóa (BSVH), điểm tham quan phong phú (ĐTQPP), giá cả phải chăng (GCPC), chất lượng vệ sinh (CLVS), văn minh đô thị (VMĐT). Nhân tố phụ thuộc được xem xét là PTDLĐ, được xem xét từ quan điểm của du khách. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả 31 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,7 và không có biến nào có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn 0,3 (file phân tích). Như vậy, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá về sau.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tác giả tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA cho tất cả 31 biến nghiên cứu. Thực hiện phân tích EFA lần 1, kết quả thu được với hệ số KMO = 0,945 và Sig. = 0,000 khẳng định rằng, giá trị KMO đảm bảo tính thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào thực hiện phân tích nhân tố. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett có giá trị 5.979,604 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 (file phân tích).

Ngoài ra, kết quả phân tích EFA lần 1 cũng cho thấy, hệ số tải của các biến GCPC5, CLVS4, CLVS6 không đạt yêu cầu và 2 biến CLVS2 và BSVH5 không phù hợp trong việc xây dựng thang đo mới. Các biến này bị loại bỏ. 26 biến còn lại tiếp tục đưa vào phân tích EFA lần 2. Với kết quả thu được hệ số KMO = 0,934 và Sig. = 0,000 khẳng định giá trị KMO đảm bảo tính thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào thực hiện phân tích nhân tố. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett có giá trị 4.761,324 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Đồng thời, phân tích phương sai trích cho thấy giá trị đạt được là 72,276% và bảng Rotated Component Matrixa lần 2 của phép xoay nhân tố cho kết quả gồm 4 nhóm nhân tố như hình 1 và được đặt tên lại như sau:

Nhân tố ĐĐTT bao gồm 9 biến quan sát: 1) ĐTQPP1: Phố cổ có nhiều điểm biểu diễn nghệ thuật dân gian, đương đại (hát chèo, cải lương, múa rối nước, dance sport, hip-hop…); 2) ĐTQPP2: Phố cổ có nhiều điểm tái hiện các trò chơi dân gian đặc trưng (đánh chuyền, chơi ô ăn quan, chơi nhảy dây); 3) ĐTQPP3: Phố cổ có nhiều điểm di tích, danh thắng cảnh đẹp (Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Nhà thờ Lớn…) về đêm; 4) ĐTQPP4: Phố cổ có nhiều khu ẩm thực đặc sản, phong phú món ăn… (phở Hà Nội, bún chả, chả cá Lã Vọng, nộm bò khô, nem nướng; 5) ĐTQPP5: Phố cổ có nhiều không gian mua sắm đặc trưng địa phương; 6) BSVH1: Kiến trúc ở phố cổ mang nét cổ kính đặc trưng riêng; 7) BSVH2: Hoạt động buôn bán, sinh hoạt đời thường của người dân ở phố cổ mang nét khác biệt; 8) BSVH3: Món ăn, thức uống mang đặc trưng riêng của phố cổ (café trứng, trà đá vỉa hè, phở, bún chả...); 9) BSVH4: Việc lưu giữ các tên gọi của phố cổ gắn với các sản phẩm thủ công truyền thống tạo nên nét độc đáo hấp dẫn (Hàng Trống, Hàng Buồm, Hàng Đào…).

Nhân tố ĐKNL bao gồm 7 biến quan sát: 1) VMĐT1: Không gian phố cố về đêm thoáng đãng, nhiều cây xanh; 2) VMĐT2: Hệ thống chiếu sáng hợp lý, bố trí đẹp và ấn tượng; 3) VMĐT3: Hệ thống biển báo, dịch vụ hướng dẫn, cung cấp thông tin bố trí hợp lý; 4) VMĐT4: Đội ngũ an ninh luôn túc trực và hỗ trợ nhiệt tình; 5) VMĐT5: Đa dạng phương tiện (xe điện, xích lô…) phục vụ du khách; 6) CLVS1: Món ăn, thức uống tại phố cổ ngon và hấp dẫn; 7) CLVS3: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là đẹp, tinh xảo.

Nhân tố GCCT bao gồm 5 biến quan sát: 1) GCPC1: Giá cả ăn uống tại phố cổ khá hợp lý; 2) GCPC2: Chi phí lưu trú tại phố cổ và vùng phụ cận là phải chăng; 3) GCPC3: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm có giá cạnh tranh; 4) GCPC4: Không có hiện tượng chèo kéo khách ở phố cổ; 5) CLVS5: Hàng hóa ở khu mua sắm đều có truy xuất nguồn gốc và bảo đảm chất lượng.

Nhân tố KHTL bao gồm 5 biến quan sát: 1) KHTL1: Thời tiết thay đổi theo mùa tạo nên sức hấp dẫn; 2) KHTL2: Thời tiết đẹp là động lực thôi thúc đi dạo phố đêm; 3) KHTL3: Thời tiết đêm ở phố cổ mát mẻ và dễ chịu; 4) KHTL4: Thời tiết đêm ở phố cổ mang lại cảm giác lãng mạn, thú vị; 5) KHTL5: Dễ dàng lựa chọn trang phục khi đi du lịch đêm ở phố cổ.

ca xèng

Hình 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đêm tại khu vực phố cổ Hà Nội (sau khi hiệu chỉnh) Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2023

Phân tích hồi quy

Nghiên cứu tiếp tục phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của 4 nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc PTDLĐ tại phố cổ, Hà Nội. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có R2 = 0,795 và R2 hiệu chỉnh = 0,791. Kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 79,1%, hay nói một cách khác 79,1% sự biến thiên của nhân tố PTDLĐ tại phố cổ, Hà Nội được giải thích bởi cả 4 nhân tố. Kết quả chạy hồi quy được mô tả như trong Bảng 1 (Trang 77).

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy tuyến tính cho thấy giá trị Sig. tổng thể của các nhân tố độc lập có 2 nhóm nhân tố ĐĐTT và ĐKNL nhỏ hơn 5%, điều này chứng tỏ: ĐĐTT và ĐKNL có tác động đến nhân tố PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội.

Như vậy, phương trình hồi quy (theo hệ số chưa chuẩn hóa) của mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhân tố PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội là: PTDLĐ = 0,303 x ĐĐTT + 0,674 x ĐKNL.

Có thể kết luận các nhân tố đều có ảnh hưởng đến PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội, nhưng sự tác động của mỗi nhân tố là khác nhau. Để tăng lên mức điểm về PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội lên 1%, thì cần tăng tương ứng 0,303% về ĐĐTT; 0,674% về ĐKNL. Việc phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống về ẩm thực, nghệ thuật dân gian, hay các đình, đền sẽ cho khách du lịch có trải nghiệm tốt hơn khi tham gia tour du lịch đêm tại phố cổ Hà Nội. Và đặc biệt hơn chính là điều kiện về nhân lực như đảm bảo an ninh trật tự, hệ thống giao thông công cộng đa dạng, các sản phẩm do các nghệ nhân làm ra... sẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp cho sản phẩm du lịch đêm tại phố cổ Hà Nội được phát triển và nâng tầm hơn nữa.

ca xèng

Bảng 1: Kết quả mô hình hồi quy - Nguồn: Phân tích SPSS của tác giả, 2023

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy tuyến tính cho thấy giá trị Sig. tổng thể có 2 nhân tố độc lập nhỏ hơn 5%, điều này chứng tỏ 2 nhân tố: ĐĐTT có hệ số tác động là 0,303 đến PTDLĐ tại phố cổ Hà Nội; nhân tố ĐKNL có tác động với hệ số rất cao đến 0,674 đến nhân tố PTDLĐ tại phố cổ, Hà Nội.

Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm

Đối với dịch vụ ăn uống

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy phép xây dựng, kinh doanh, có chính sách khuyến khích việc xây dựng, mở cửa các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ các món ăn truyền thống của địa phương, các món ăn dân tộc nhằm giới thiệu văn hóa của người dân Việt Nam đến với bạn bè quốc tế; cần có sự kiểm tra, đánh giá, xếp hạng cho các cơ sở kinh doanh ăn uống, nâng cao chất lượng các dịch vụ; cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan y tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống nhà hàng đủ tiêu chuẩn với thực đơn phong phú trên cơ sở các món ăn truyền thống của địa phương, các món ăn dân tộc, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, người lao động...

Đối với hoạt động kinh doanh hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí

Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của vùng miền; các dịch vụ kinh doanh buôn bán cần được tổ chức, kiểm tra, giám sát về giá cả cần được niêm yết; nâng cao trình độ ngoại ngữ, văn hóa ứng xử cho đội ngũ bán hàng.

Đối với dịch vụ biểu diễn nghệ thuật và tổ chức sự kiện

Tổ chức đa dạng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thường xuyên thay đổi và nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn; tăng thêm nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách; tổ chức các lễ hội, sinh hoạt truyền thống tại các phố nghề. Một mặt vừa tái hiện được không gian văn hóa phố cổ, mặt khác lại thu hút được sự tham gia của du khách.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao ý thức, kỹ năng phục vụ cho các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch đêm

Việc kiểm tra lại trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên là bước cơ bản nhưng rất quan trọng. Điều này giúp cho việc đánh giá và phân loại trình độ lao động trở nên chính xác hơn, từ đó có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên và thời gian. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở khía cạnh chuyên môn, mà còn cần chú trọng vào việc nâng cao trình độ văn hóa và ứng xử của đội ngũ nhân viên.

Việc này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn thể hiện đúng nét văn hóa thanh lịch của người dân đất Hà thành, góp phần làm nên sự duyên dáng và quyến rũ cho không gian du lịch.

Ngoài ra, việc xây dựng đội ngũ nhân lực đa dạng về chuyên chở du khách cũng là một yếu tố quan trọng. Việc này có thể bao gồm những phương tiện di chuyển đặc trưng như xe điện, xích lô và nhiều loại hình khác, giúp tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho du khách và mang lại trải nghiệm mới mẻ, độc đáo khi du lịch tại phố cổ Hà Nội.

Phát triển du lịch phố cổ nói chung và hình thức du lịch đêm nói riêng là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong công cuộc xây dựng Hà Nội thành trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước và khu vực, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Để làm được những việc này, cần có sự quan tâm của các ban, ngành, với những chính sách thiết thực để thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch đêm tại phố cổ.

______________________

1. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 nhằm phân tích xem 31 biến quan sát (Sử dụng bảng hỏi Likert 5 cấp độ) trong mô hình có tính hội tụ để mang lại độ tin cậy cao cho phân tích nhân tố khám phá EFA về sau. Hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,7 và càng hướng về 1 thì độ tin cậy của thang đo càng tốt, mang lại các kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phạm Hùng, Du lịch đêm Hà Nội, Tạp chí Du lịch, số 8, 2001, tr.34-35.

2. Hà Nội chú trọng phát triển du lịch văn hóa và du lịch MICE, Tạp chí Du lịch, số 36, 2007, tr.3.

3. Nguyễn Hoàng Hưng, Chợ đêm Đền Lừ, Hà Nội ngàn năm, Nxb Hà Nội, 2007, tr.26.

4. Hoàng Minh, Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, Tạp chí Tài chính, số 11, 2007, tr.8.

5. Bút Sắt, Chợ đêm, Tuổi trẻ cuối tuần, số 32, 2000, tr.29.

6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS, Nxb Hồng Đức, 2009.

7. Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường, tái bản Nxb Hà Nội, 2021.

8. Đình Quang, Văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội, Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2001, tr.155.

9. Võ Thị Thúy, Đêm đến với chợ hoa Quảng Bá, Người Hà Nội, số 1, 2007, tr.13.

10. Mai Thục, Tinh hoa Hà Nội, Nxb Hà Nội, 1998, tr.280.

11. Hòa Bình, Người Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2000, tr.1,13.

12. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề du lịch Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2006, tr.51.

13. P. Christou, K. Pericleous, A. Papatheodorou, Chói lọi bởi ánh đèn strobe: Trải nghiệm du khách và sự phức tạp trong nền kinh tế về đêm, Tạp chí Quản lý Lưu trú và Du lịch, số 52, 2022, tr.452-458.

14. Guo Qin, LIN Meizhen, Meng Jin-hua, ZhaoJun-lei, Sự phát triển của du lịch đêm đô thị dựa trên các dự án ánh sáng cảnh đêm - Một nghiên cứu trường hợp tại thành phố Quảng Châu, Trường Khoa học Địa lý, Đại học Quảng Châu, 2019.

 VŨ THỊ NHUNG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 572, tháng 6-2024

;