Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Quản lý nhà nước về văn hóa tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) hiện nay: Thực trạng và giải pháp

ca xèng

Hội thi xe tuyên truyền lưu động chào mừng Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 - Nguồn: Phòng VHTT huyện Ứng Hòa

Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Huyện ủy, UBND huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đời sống văn hóa, phát triển đồng bộ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo sự phát triển bền vững của huyện. Ngoài những thành tựu đạt được, sự thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội thì còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện. Muốn khắc phục những bất cập đó cần có sự nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp nhằm giúp công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn hóa của huyện.

1. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao

Triển khai Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, huyện Ứng Hòa từng bước xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của người dân:

Hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng đời sống văn hóa, toàn xã hội chung tay giúp nhau làm giàu, giảm nghèo, từ đó, nâng cao mức sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện ngày càng giảm. Bên cạnh phát triển kinh tế còn giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, chống lại mê tín dị đoan, văn hóa độc hại.

Các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đi vào hoạt động thường xuyên, hiệu quả; hoạt động tổ chức buổi giao lưu văn nghệ, thể thao dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước đã được hình thành và đi vào hoạt động, thu hút phần đông quần chúng tham gia, tạo khí thế sôi nổi chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm trong năm, đẩy mạnh phong trào rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết và tạo động lực cho các cá nhân và tập thể giành được thành tích. Bên cạnh đó, hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ứng Hòa cũng góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

Các hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ứng Hòa và các tổ chức, chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng địa phương phát triển khang trang, hiện đại. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa đô thị, xây dựng các tuyến phố văn minh, xanh - sạch - đẹp; duy trì hoạt động của mô hình tự quản về bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng các điểm chốt phòng, chống ma túy. Trình độ dân trí của người dân cũng được cải thiện, lối sống văn hóa ngày càng đi sâu vào cộng đồng dân cư góp phần làm cho đời sống văn hóa và xã hội của địa phương ngày một nâng cao.

Nhìn chung, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân huyện Ứng Hòa được nâng lên từng bước, đồng thời những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Hạ tầng cơ sở và các tiện ích đô thị được đầu tư, chỉnh trang theo hướng đồng bộ với đô thị mới, diện mạo huyện ngày càng xanh - sạch - đẹp.

Các hoạt động khác

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn đến sự phong phú, đa dạng các hoạt động dịch vụ văn hóa. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều xuất hiện nhà hàng, khu vui chơi giải trí với quy mô, chất lượng ngày càng nâng cao để phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng ngày càng đa dạng, nhiều màu sắc. Từ đó, nâng cao chất lượng đời sống, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân.

ca xèng

Di tích cách mạng An toàn khu Xứ ủy Bắc kỳ - 1942 chùa Chòng - Trầm Lộng - Nguồn: Phòng VHTT huyện Ứng Hòa

2. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện Ứng Hòa

Quản lý di tích lịch sử văn hóa

Nhằm thống nhất quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích - văn hóa lịch sử, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hằng năm, thực hiện việc khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di tích với mục tiêu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa một cách bền vững, tạo nguồn lực để phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu văn hóa tại nơi các di sản văn hóa phi vật thể được công bố, góp phần chuyển hóa về mặt nhận thức, tạo được sự trân trọng của cộng đồng đối với di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Triển khai đồng bộ công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thông qua công tác nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa các tư liệu để đánh giá giá trị của từng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Quản lý lễ hội

Cùng với các giá trị văn hóa vật thể như hệ thống di tích lịch sử, Ứng Hòa còn có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, thơ ca dân gian, mỹ thuật, nghề thủ công truyền thống... Lễ hội truyền thống là giá trị văn hóa tiêu biểu, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Hầu hết các lễ hội truyền thống trên cả nước cũng như trên địa bàn huyện Ứng Hòa đều được diễn ra vào dịp đầu Xuân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 64 lễ hội truyền thống và lễ hội của đạo Thiên chúa, hàng trăm lễ hội của thôn, làng, trong đó có những lễ hội mang tầm vóc quốc gia như lễ hội đền Đức Thánh Cả, xã Hồng Quang đã thu hút sự quan tâm, tham quan của nhiều du khách gần xa.

Quản lý hoạt động kinh doanh các dịch vụ văn hóa

UBND huyện Ứng Hòa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhằm thống nhất quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Hằng năm tiến hành khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di tích với mục tiêu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa một cách bền vững, tạo nguồn lực để phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị phù hợp và đạt hiệu quả phục vụ công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, đưa di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể trở thành sản phẩm du lịch.

Dịch vụ karaoke: Phòng Văn hóa - Thông tin thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu với UBND thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành hoạt động kiểm tra, nắm bắt tình hình, rà soát các cơ sở để kịp thời xử lý, chấn chỉnh những sai phạm.

Dịch vụ kinh doanh băng đĩa hình: phối hợp với phòng chức năng của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn. Hướng dẫn các cơ sở đăng ký cấp giấy phép lưu hành, kinh doanh băng đĩa hình, băng đĩa nhạc.

Dịch vụ kinh doanh văn hóa phẩm: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, đơn vị liên quan trên địa bàn thường xuyên rà soát, tiến hành kiểm tra, nhắc nhở những trường hợp vi phạm quy định pháp luật. Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa phẩm đều chấp hành nghiêm quy định về kinh doanh dịch vụ văn hóa phẩm.

Hoạt động quảng cáo: trong thời gian qua, hoạt động quảng cáo trên địa bàn huyện là cầu nối giữa sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động quảng cáo ngày càng phát triển với đa dạng các loại hình, đặc biệt kể đến quảng cáo trên internet và các phương tiện điện tử dần chiếm ưu thế do sự phát triển vượt bậc internet, công nghệ thông tin...

Quản lý các hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức các hoạt động tại các nhà văn hóa trên địa bàn; thành lập các Câu lạc bộ (CLB) văn nghệ, CLB thể thao, CLB dưỡng sinh... Hằng năm tổ chức Liên hoan các CLB văn nghệ thôn làng, giải bóng chuyền hơi, biểu diễn CLB dưỡng sinh... thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Ngoài việc tổ chức văn nghệ, thể dục thể thao… thì nhà văn hóa các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn còn là nơi tuyên truyền, phổ biến, hội họp các quy định, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới nhân dân.

Quản lý các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, thông tin tuyên truyền

Phong trào văn hóa, văn nghệ của huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của UBND huyện, các ban, ngành khiến phong trào diễn ra sôi nổi và rộng khắp. Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú mà vẫn mang đậm giá trị truyền thống của dân tộc được đông đảo người xem đón nhận. Các CLB thơ, ca, mỹ thuật, hát… cũng diễn ra sôi nổi khắp các xã, thị trấn.

Phong trào rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục, thể thao theo tấm gương Bác Hồ được kế thừa, duy trì và phát huy, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Phong trào đưa nội dung thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe vào quy ước xây dựng tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa và cơ quan văn hóa với mục đích khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia…

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa của huyện trong giai đoạn hiện nay

Để công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đề ra, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp:

Nâng cao vai trò lãnh đạo, phối hợp lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ở các cấp trong việc vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng phát triển văn hóa. Định kỳ tổng kết thực tiễn, chỉ ra những khó khăn, bất cập để khắc phục và biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.

Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin bằng nhiều hình thức tới toàn thể người dân trên địa bàn, giáo dục giúp cán bộ và nhân dân nhận thức đúng đắn về mục đích, vai trò, ý nghĩa của văn hóa mang lại trong đời sống tinh thần của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, tự quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở, thực hiện quyền làm chủ của mình, tiến tới xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Phát huy tinh thần chủ động, tự quản trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Kết hợp giữa quản lý xã hội bằng pháp luật và các quy ước cộng đồng trong quản lý hoạt động văn hóa của địa phương.

Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa cũng cần đưa ra các giải pháp: tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, chủ động phối hợp giữa cơ quan quản lý và các tổ chức xã hội, giữa các ngành, đoàn thể chính sách - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo điều kiện phát triển sự nghiệp văn hóa; phát triển nguồn nhân lực; kiện toàn bộ máy tổ chức văn hóa; huy động nguồn vốn đầu tư tài chính…

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm đối với các hoạt động văn hóa: phải đổi mới về tổ chức, nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho văn hóa: trước hết cần quy hoạch đất đai để xây dựng các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, sân vận động, khu vui chơi, thư viện… Chú trọng tới thiết chế văn hóa cơ sở ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Nâng cấp, sửa chữa các nhà văn hóa đã xuống cấp, hư hỏng, xây mới, bổ sung các thiết chế văn hóa tại các địa phương chưa có để đáp ứng nhu cầu tổ chức, hưởng thụ văn hóa của người dân.

Công tác đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa: thực trạng những bất cập liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa dẫn đến cần phải khẩn trương làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng. Phải có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa…

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cần được triển khai một cách đồng bộ, có sự chủ động phối hợp nhịp nhàng giữa thành phố, huyện ủy, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Ứng Hòa cũng như các tổ chức đoàn thể và cả cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

_________________

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Hải, Quản lý nhà nước về văn hóa ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2021.

2. Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2006.

3. Báo cáo kết quả hoạt động của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội các năm 2021-2023.

 TS NÔNG ANH NGA

Nguồn: Tạp chí VHNT số 572, tháng 6-2024

;