Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Quá trình truyền giữ sắc phong cho hệ thần Liễu Hạnh của dòng họ Trần Lê thời cận hiện đại

Bài viết trình bày về việc truyền giữ nhóm sắc phong cho hệ thần Liễu Hạnh ở thời cận hiện đại của dòng họ Trần Lê và những người có trách nhiệm tại Phủ Giầy, đặc biệt, trong đó có đạo sắc phong sớm nhất năm 1683 (Chính Hòa 4) cho công chúa Liễu Hạnh (Mẫu Đệ Nhất). Về mặt vật thể vật lý của tư liệu, bài viết giới hạn vào đạo sắc phong năm 1683 cho công chúa Liễu Hạnh. Về mặt thời gian, bài viết giới hạn vào thời kỳ cận hiện đại, tức là từ đầu TK XX đến nay. Dù đã giới hạn như vậy, nhưng ngay trong giai đoạn này, hiện vẫn có nhiều lời kể từ nhiều phía, mà giữa chúng có một số nội dung chưa được thống nhất, nên cần nghiên cứu lâu dài, còn trong phạm vi bài viết chỉ cập nhật kết quả nghiên cứu đến hết tháng 7-2022.

ca xèng

Ảnh 1: Nguyên vật sắc phong Chính Hòa 4 (1683) được bảo quản tại Phủ Giầy Nam Định (ảnh to) và ảnh chụp nguyên vật vào đầu thập niên 1990 của Phủ Giầy ở TP. HCM (ảnh nhỏ) - Nguồn: Tác giả cung cấp

Có thể hình dung là có 1 đạo sắc phong được triều đình Lê - Trịnh phong cho công chúa Liễu Hạnh vào năm 1683, cùng với nhiều đạo sắc phong được ban tiếp sau đó mà lần cuối cùng là năm 1924, đã trải qua bao thăng trầm lịch sử và binh hỏa chiến tranh, vẫn được truyền thừa trong dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định cho đến ngày nay. Dĩ nhiên, có một số đạo đã bị thất lạc, nhưng phần còn lại là một nhóm di sản cốt lõi của thánh địa Phủ Giầy. Thế nhưng, quá trình truyền thừa của chúng thì chưa từng được làm rõ trong các nghiên cứu đi trước, nhất là của các tác giả có gắn bó lâu dài với chủ đề Liễu Hạnh công chúa.

1. Phát hiện đạo sắc phong nguyên gốc có niên đại 1683 cho công chúa Liễu Hạnh (các năm 2014 - 2018)

Sau chuyến khảo sát nhanh của chúng tôi tại Phủ Giầy ở TP. HCM đầu năm 2014, đến khoảng giữa năm đó, người ở Phủ Giầy tại TP. HCM đã chủ động liên hệ, rồi gửi ra Hà Nội qua bưu điện một tập tư liệu gồm ảnh chụp 8 đạo sắc phong. Đó là 8 đạo sắc phong trong câu chuyện di cư của người họ Trần Lê.

Tuy được cho biết là có 8 đạo sắc phong, nhưng số ảnh nhận được chỉ có 7 bức tương ứng với 7 đạo sắc phong. Trong 7 tấm ảnh, có 5 bức mang số thứ tự (gồm 2,4,6,7,8), 3 bức còn lại thì không có. Các số được tạo ra bằng cách viết vào một mảnh giấy ở bên ngoài, khi chụp ảnh thì đặt các số vào lòng sắc phong để chụp, có thể là để đánh số thứ tự một cách ngẫu nhiên hay là không chủ ý theo một trật tự nào. Vì hiện nay có một ảnh mang số 8, nên có thể nghĩ rằng, lúc đầu chắc vốn có 8 đạo sắc phong. Đáng tiếc là có một số bức ảnh chụp bị lỗi, nên không lấy trọn vẹn được dòng niên đại hay tên của vị thần trên sắc phong.

ca xèng

Nghi thức tuyên đọc sắc phong (nguyên gốc, năm 1821) trong ngày tiệc tháng Ba âm lịch năm 2020 ở Phủ Giầy tại TP.HCM - Nguồn: Tác giả cung cấp

Chúng tôi đã liên hệ với nhà đền Phủ Giầy Nam Định, truyền đạt kết quả khảo sát năm 2014 tại Phủ Giầy ở TP. HCM và nhóm tư liệu ảnh sắc phong, ngỏ lời xin phép cho khảo sát tại chỗ với 21 sắc phong nguyên vật đang được lưu giữ tại địa phương (14 đạo lưu giữ ở Phủ Chính Tiên Hương, 7 đạo trong dòng họ Trần Lê). Sau nhiều lần sắp xếp, đến cuối tháng 6-2017, chúng tôi đã tới khảo sát sắc phong Phủ Giầy Nam Định. Chính tại dòng họ Trần Lê, chúng tôi đã trực tiếp phát hiện ra đạo sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) cho công chúa Liễu Hạnh.

Kết quả khảo sát của cuối tháng 6-2017 đã được chúng tôi báo cáo trong bài viết Căn cứ lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên vật tại Phủ Giầy - Nam Định tại hội thảo quốc tế tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc) vào tháng 5-2018 (xem Chu Xuân Giao 2018a). Sau đó, bài viết này được chỉnh sửa và bổ sung để đăng tải trên hai số của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển cuối năm 2018 và đầu năm 2019 (xem Chu Xuân Giao 2018c và 2019). Cùng trong năm 2018, chúng tôi cũng đã cho công bố một số bài cùng chủ đề (ví dụ xem Chu Xuân Giao 2018b).

2. Quá trình truyền giữ nhóm sắc phong nguyên gốc cho công chúa Liễu Hạnh trong dòng họ Trần Lê ở thời cận hiện đại

Trong dòng họ Trần Lê, tính đến hết tháng 7-2022, có một truyền ngôn rằng, có 8 đạo sắc phong đã được một nhóm con cháu dòng họ Trần Lê mang vào Nam Bộ năm 1954, được lưu giữ mấy chục năm trong Phủ Giầy Sài Gòn (1). Các sắc phong nguyên vật đó đã góp phần quan trọng vào việc huy động nhân lực và tài lực để Hội Phủ Giầy tương tế có thể xây dựng được Phủ Giầy Sài Gòn vào cuối thập niên 1950. Vào đầu thập niên 1990, có 7 đạo sắc phong (trong số 8 đạo) đã được Phủ Giầy ở TP.HCM trao lại cho Phủ Giầy Nam Định. Còn 1 đạo sắc phong thì vẫn được giữ ở Phủ Giầy tại TP.HCM cho đến ngày nay.

Trở lại thời điểm giữa năm 2014, mặc dù nhóm ảnh chụp sắc phong gồm 7 tấm mà tác giả nhận từ phía Phủ Giầy ở TP. HCM có một số điểm “lỗi” kỹ thuật như đã trình bày ở trên, nhưng đây là nhóm tư liệu vô cùng quý giá. Câu chuyện con cháu dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định đã mang theo sắc phong gốc vào Sài Gòn khi di cư, đã có được một căn cứ. Việc họ bàn giao lại nguyên vật cho Phủ Giầy Nam Định và chỉ giữ lại các ảnh chụp để làm kỷ niệm cũng đã được chứng thực.

7 đạo sắc phong nguyên gốc mà con cháu dòng họ Trần Lê mang vào Sài Gòn năm 1954 đã được hoàn trả cho Phủ Giầy Nam Định vào đầu thập niên 1990 chính là nhóm nguyên vật hiện nay đang được bảo quản ở Phủ Nội (Tiên Hương) - nhà thờ chính của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định. Có nghĩa là, nhóm sắc phong Phủ Nội gồm 7 đạo, mà Bảo tàng Nam Định đã đến khảo sát và nghiên cứu vào các năm 2009-2013, về thực chất chính là 7 đạo sắc phong đã được Phủ Giầy ở TP.HCM hoàn trả vào đầu thập niên 1990. Tại cuộc khảo sát vào cuối tháng 6-2017, ảnh chụp 7 đạo sắc phong nhận được từ Phủ Giầy ở TP. HCM vào giữa năm 2014 là hoàn toàn trùng khớp với 7 đạo nguyên vật đang được bảo quản tại Phủ Nội. Chúng tôi đã tiến hành so sánh ảnh chụp của Phủ Giầy ở TP. HCM và sắc phong nguyên gốc đang bảo quản ở Phủ Giầy Nam Định (ví dụ có thể thấy việc đối chiếu ảnh chụp đánh số 2 của Phủ Giầy ở TP. HCM với sắc phong nguyên gốc năm 1683 tại Phủ Giầy Nam Định).

Quá trình ra đi (đầu những năm 1950) rồi lại trở về (đầu những năm 1990) của nhóm sắc phong nguyên gốc của Phủ Giầy có thể tóm tắt như sau: 1) Có 8 đạo sắc phong đã được bảo quản lâu dài trong dòng họ Trần Lê. Đạo sắc phong có niên đại sớm nhất trong đó là Chính Hòa 4 (1683). Đạo sắc phong có niên đại muộn nhất là Khải Định 2 (1917). Đạo sắc phong sớm nhất và đạo muộn nhất đều là sắc phong cho Mẫu Đệ Nhất (công chúa Liễu Hạnh). 8 đạo sắc phong này được dòng họ lưu giữ rất cẩn mật qua nhiều thế kỷ tại Phủ Giầy Nam Định (từ cuối TK XVII đến nửa đầu TK XX). 2) Cả 8 đạo sắc phong này đã theo chân một nhóm con cháu họ Trần Lê di cư vào Nam Bộ năm 1954 và được bảo quản tại Phủ Giầy Sài Gòn cho đến đầu thập niên 1990. 3) Vào đầu thập niên 1990, có 7 đạo sắc phong (trong số 8 đạo) đã được Phủ Giầy ở TP.HCM trao lại cho Phủ Giầy Nam Định. Đạo sắc phong có niên đại sớm nhất (1683) và đạo sắc phong có niên đại muộn nhất (1917) nằm trong số 7 đạo sắc phong được hoàn trả đó. 4) Phủ Giầy ở TP.HCM chỉ giữ lại 1 đạo sắc phong duy nhất. Đạo sắc phong này có niên đại Minh Mệnh 2 (1821) và là sắc phong cho Mẫu Đệ Nhị (Quỳnh cung). Ngày nay, Phủ Giầy ở TP. HCM vẫn tổ chức tuyên đọc sắc phong này trong tiệc Mẫu vào tháng Ba âm lịch hằng năm.

Ở thời điểm tháng 7-2022, có 7 đạo sắc phong (các số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8) được bảo quản tại Phủ Giầy Nam Định, có 1 đạo sắc phong (số 4) được bảo quản tại Phủ Giầy ở TP. HCM. Đáng chú ý là 3 đạo có niên đại sớm nhất (1683, 1741, 1787) và toàn bộ số sắc phong cho Mẫu Đệ Nhất (công chúa Liễu Hạnh) thì đều được Phủ Giầy ở TP. HCM hoàn trả lại cho Phủ Giầy Nam Định. Phủ Giầy ở TP.HCM chỉ giữ lại đạo cho Mẫu Đệ Nhị (Quỳnh cung) với niên đại 1821. Như vậy, chúng ta đã có thể nhận ra được tấm lòng của thế hệ đầu tiên di cư vào Nam Bộ của dòng họ Trần Lê. Họ đã lưu giữ cẩn thận 8 đạo sắc phong trong mấy chục năm đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, rồi đến khi nước nhà thống nhất, họ đã mang hoàn trả những đạo sắc phong quan trọng nhất cho quê cha đất tổ (gồm những đạo có niên đại sớm nhất và cho Mẫu Đệ Nhất). Về phần của riêng mình, họ chỉ giữ lại một đạo sắc không mấy quan trọng - đạo sắc phong chỉ có niên đại muộn và là cho Mẫu Đệ Nhị - tại Phủ Giầy ở TP.HCM.

ca xèng

Một điểm đáng chú ý nữa là: từ cuối thập niên 80 của TK trước, cụ Trần Viết Đức (1931-2005) là người được địa phương xã Kim Thái tín nhiệm cử ra làm thủ nhang của Phủ Tiên Hương, hay còn gọi là Phủ Chính ở thôn Tiên Hương. Cụ Đức không phải người trong dòng họ Trần Lê, cũng không phải người thôn Tiên Hương, mà là người ở thôn Vân Cát sang. Các câu chuyện truyền khẩu và tư liệu ở địa phương cho thấy, giữa cụ Trần Viết Đức và cụ Trần Lê Học (đại diện cho thế hệ thứ nhất di cư vào Nam Bộ của dòng họ Trần Lê) và cụ Trần Lê Văn (em trai ruột cụ Trần Lê Học) đã có mối giao hảo. Cụ Trần Lê Học đại diện cho con cháu họ Trần Lê di cư vào Nam Bộ mang hoàn trả lại 7 đạo sắc phong cho quê cha đất tổ là Phủ Giầy Nam Định, thì cụ Trần Lê Văn và cụ Trần Viết Đức đã hướng dẫn để 7 đạo sắc phong đó về được đúng nơi mà chúng đã ra đi vào đầu thập niên 1950: từ đường của dòng họ Trần Lê ở thôn Tiên Hương, xã Kim Thái. Bản thân Phủ Chính, ở thời điểm đầu thập niên 1990, dưới sự trông coi của vợ chồng cụ Trần Viết Đức (cụ bà Trần Thị Duyên là người thôn Tiên Hương), cũng bảo quản được một nhóm sắc phong nguyên gốc (đạo có niên đại sớm nhất là Vĩnh Khánh 2, tức năm 1730; đạo sắc phong có niên đại muộn nhất là Khải Định 9, tức năm 1924). Cụ Trần Viết Đức không nhập 7 đạo sắc phong mà cụ Trần Lê Học hoàn trả vào với số sắc phong Phủ Chính đang bảo quản, mà 7 đạo sắc phong đó đã được cụ Trần Lê Học hoàn trả lại cho từ đường họ Trần Lê. Vậy là “châu đã về Hợp Phố”.

3. Tâm thế của các thế hệ di cư vào Nam Bộ trong truyền giữ nhóm sắc phong nguyên gốc

Thế hệ đầu tiên (cụ Trần Lê Học là đại diện) đã mang 8 đạo sắc phong vào Nam Bộ cùng cuộc di cư năm 1954 của mình, nên khi nước nhà thống nhất, họ có mong muốn được hoàn trả lại cho quê cha đất tổ. Cái gì thuộc quê cha đất tổ thì cần trả lại cho quê cha đất tổ. Có thể họ lo sợ việc bảo vật bị thất lạc sau khi họ khuất núi, nên đã phải mang hoàn trả cho quê cha đất tổ khi còn tại thế.

Trên thực tế, Phủ Giầy ở TP. HCM đã hoàn trả 7 đạo sắc phong và chỉ dám giữ lại 1 đạo không quá quan trọng cho riêng mình. Đạo sắc mang niên đại 1821 này hiện được bảo quản cẩn mật tại hậu cung của Phủ Giầy ở TP.HCM và hằng năm được cung nghênh ra bên ngoài để con cháu họ Trần Lê tại TP. HCM làm nghi thức tuyên đọc sắc phong (bằng âm Hán Việt) vào ngày tiệc tháng Ba âm lịch.

Tuy nhiên, trong những lần phỏng vấn thế hệ thứ hai di cư vào Nam Bộ (thế hệ ông Trần Lê Phúc - con trai của cụ Trần Lê Học), tức những người sinh ra và lớn lên tại Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng, trong những năm gần đây (2020-2022), chúng tôi nhận ra một tâm thế khác. Đó là: những người thế hệ thứ hai hay thứ ba hiện đang nghĩ rằng, giá như 8 đạo sắc phong còn được bảo quản tại Phủ Giầy ở TP.HCM đến hôm nay, thì họ sẽ không hoàn trả cho Phủ Giầy Nam Định. Họ cho rằng, thế hệ thứ nhất đã có phần “vội” khi hoàn trả lại tới 7 sắc phong cho Phủ Giầy Nam Định. Nếu là họ (thế hệ thứ hai và thứ ba), họ sẽ giữ lại những đạo sắc cổ nhất tại Phủ Giầy Sài Gòn chỉ hoàn trả những đạo sắc muộn cho Phủ Giầy Nam Định.

4. Kết luận

Đã không có chữ “nếu” (“nếu là họ”/ “nếu là mình”) như thế hệ thứ hai di cư vào Nam Bộ đặt giả thiết. Khi biết được suy nghĩ của thế hệ thứ hai, chúng tôi càng thêm trân quý tấm lòng của thế hệ thứ nhất. Chính nhờ ý thức trách nhiệm cao và tình cảm sâu nặng với quê cha đất tổ, mà thế hệ thứ nhất đã thành kính trao lại bảo vật cho dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định. Ngày nay, chúng ta chứng kiến 7 đạo sắc phong được bảo quản ở Phủ Giầy Nam Định và 1 đạo sắc phong được bảo quản ở Phủ Giầy tại TP.HCM. Ở hai đầu đất nước, các bảo vật cốt lõi của tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh đang được con cháu dòng họ Trần Lê tiếp tục nối đời truyền giữ.

_________________

1. Đây là kết quả khảo sát đến hết tháng 7-2022.

Tài liệu tham khảo

1. Bảo tàng tỉnh Nam Định (Sở VHTTDL tỉnh Nam Định), Báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát những tư liệu Hán Nôm tại nhà thờ dòng họ Trần Lê thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Báo cáo số 19 BT/BC, ngày 22-7-2009.

2. Bảo tàng tỉnh Nam Định, Kết quả nghiên cứu bảo quản 7 đạo sắc phong tại nhà thờ dòng họ Trần Lê thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, 2013.

3. Chu Xuân Giao, Nữ thần xứ Bắc gia nhập vào tôn giáo mới ở vùng đất mới: Về hình tượng Liễu Ngũ Nương thuộc Diêu Trì cung của Cao Đài, In trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ: Bản sắc và giá trị (Võ Văn Sen - Ngô Đức Thịnh - Nguyễn Văn Lên đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr.644-665.

4. Chu Xuân Giao, 圣母溯源:给予柳杏公主最早 的并完好保存于南定𠫆府 (Phủ Giầy) 的一道1683年敕 封之发现及其解读 (Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện, và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên vật tại Phủ Giầy - Nam Định)”, In trong 中越关 系研究:历史、现状与未来国际研讨会论文集 (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Việt Nam: Lịch sử, Hiện trạng và Tương lai”), Tập 1, Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc, 2018a, tr.136-189.

5. Chu Xuân Giao, Vũ trụ quan Phật giáo phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỷ VXII, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 5 (179), 2018b, tr.25-37.

6. Chu Xuân Giao, Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại Phủ Giầy ở Nam Định, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148), 2018c, tr.24-55.

7. Chu Xuân Giao, Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại Phủ Giầy ở Nam Định (tiếp theo và hết), Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153), 2019, tr.50-73.

8. Hồ Tường, Văn hóa dân gian cổ truyền - Tục lệ thờ Hai Bà Trưng và Liễu Hạnh Thánh Mẫu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

9. Huỳnh Minh, 1973, Gia Định xưa và nay, Nhà in Hạnh Phúc, Sài Gòn, 1973.

TS CHU XUÂN GIAO

Nguồn: Tạp chí VHNT số 581, tháng 9-2024

;