Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Thế giới hội họa của Quỳnh Anh: “Bóng nắng - sự phản chiếu"

ca xèng

Họa sĩ Lê Quỳnh Anh

Người xưa nói, văn tức là người bởi văn phong có thể nói lên số phận, tính cách của một con người. Đó là đối với nho sĩ, còn với họa sĩ điều này có đúng không? Không sâu sắc như các bậc hiền trí xưa, nhưng với họa sĩ, hội họa cũng chính là người, bởi tác phẩm là những gì được “nhào nặn, tổng hợp” từ thế giới quan qua sự thể hiện của chính họ. Với người trẻ tuổi, thế giới quan sẽ có những thay đổi nhưng những gì thuộc nền tảng hay bản chất là không thay đổi hoặc làm cơ sở cho những phát triển sau này... Vì vậy, sẽ rất thú vị khi được theo dõi sự khởi đầu của một tác giả trẻ... Vừa qua, tại 55 Văn Miếu, Hà Nội, nữ họa sĩ trẻ thế hệ 9x, Lê Quỳnh Anh đã giới thiệu đến người xem 13 tác phẩm trong triển lãm cá nhân đầu tiên của mình.

ca xèng

Giấc mơ trưa. 2024

Trong video giới thiệu bản thân tại triển lãm, Quỳnh Anh thể hiện sự trẻ trung, hình ảnh một cô gái nhảnh nhót quanh những tác phẩm của mình, thật sự rất hồn nhiên, hạnh phúc như một thiếu nữ. Ralph Waldo Emerson1 đã viết về “thiên nhiên” vẻ như đã rất hợp với Quỳnh Anh: “Thành thật mà nói, rất ít người trưởng thành có thể nhìn thấy thiên nhiên. Hầu hết mọi người không nhìn thấy mặt trời. Hoặc ít nhất họ chỉ có cái nhìn rất hời hợt. Mặt trời chỉ chiếu vào đôi mắt của một người, nhưng rọi sáng vào đôi mắt và trái tim của đứa trẻ. Người yêu thiên nhiên là người có giác quan hướng nội và hướng ngoại thực sự hòa hợp với nhau; người giữ được tinh thần của tuổi thơ ngày cả trong thời kỳ trưởng thành”, Gate gate gallery chọn nhận xét đó làm “lời cảm” cho các tác phẩm Quỳnh Anh. Họa sĩ hơn người bình thường bởi năng lượng cảm xúc, họ yêu rất nhiều, nên yêu cả thiên nhiên là lẽ dĩ nhiên, nhưng có bao nhiêu người khi đã trưởng thành vẫn còn giữ được tinh thần của tuổi thơ? Bởi cuộc sống có nhiều bộn bề và những lo toan, tham vọng cuốn ta đi? Tôi cũng yêu thiên nhiên, nên tôi thích tranh của Quỳnh Anh, những hoà sắc xanh của cây cối mang lại cảm giác yên bình, thư thái cho người xem. Tôi thích đám mây trắng bồng bềnh trong tranh của Quỳnh Anh, tác phẩm mang tên Vẫn ở Fukui, một ngày nắng tháng 7, ở một tác phẩm khác có tên Hôm nay ở Ueno, đợi mưa tạnh hay Đi bộ dưới bầu trời đêm hoặc Paris, mùa hè 2018. Cách đặt tên cho tác phẩm của Quỳnh Anh thật hay!, nó giống như một nhật ký bằng tranh. Ở Việt Nam có câu “Tháng bảy nóng sảy giường chiếu” không biết tháng 7 ở Fukui có nóng như vậy không nhỉ? Tôi cũng từng đi bộ dưới bầu trời đêm, cũng từng chờ mưa tạnh ở Hà Nội, nhưng Quỳnh Anh đã đi nhiều nơi, cô ấy đến Pháp, đến Nhật, sống ở Fukui, Fukuoka hay Ueno... Cô ấy thuộc thế hệ “công dân toàn cầu” không bó hẹp ở nơi mình sinh ra là Hà Nội, Việt Nam như tôi. Tôi không biết bầu trời ở Nhật hay Pháp ra sao, mùa hè ở những nơi đó thế nào? có giống Việt Nam không? Nhưng Quỳnh Anh đang kể cho tôi và người xem những câu chuyện của cô ấy thật bình yên với trời xanh mây trắng, nắng vàng. Cũng có nắng gắt, có mạnh mẽ trong sắc đỏ đối chọi với sắc lam nhưng vẫn dịu dàng, yêu đời và hạnh phúc! 

ca xèng

Nắng gắt. 2024

Họa sĩ Đinh Quân có cảm nhận rằng: Tác giả đã tìm được “Bóng nắng của sự phản chiếu”, một câu thuộc về văn chương nhưng rất chính xác về ánh sáng, mầu sắc... Những con đường nắng có thể mình chưa qua nhưng cô ấy đã thành công đánh thức những ký ức trong tôi...

Và khi tiếp xúc với tác giả, tôi nhận được từ Quỳnh Anh sự dịu dàng mềm mỏng, nhạy cảm, không kém phần mạnh mẽ, dứt khoát. Năm thi vào lớp 10, Quỳnh Anh đã đỗ chuyên Hóa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội song cô lại “bẻ lái” chọn học Trường PTTH Thăng Long để có thời gian cho định hướng Mỹ thuật của mình. Quỳnh Anh chia sẻ: Từ bé, mẹ đã biết em thích mỹ thuật, nhưng mẹ “phớt lờ” vì mặc định em sẽ đi theo ngành Y giống bố. Tuy nhiên, với sự lựa chọn của mình, cô lại nhận được sự ủng hộ từ bố. Bố cho rằng làm gì cũng phải đúng theo sở thích và đam mê của mình mới có thể thành công, vì vậy, mẹ cũng đã ủng hộ lựa chọn của Quỳnh Anh.

ca xèng

Vẫn ở Fukui, một ngày nắng tháng 7 - 2024

Quỳnh Anh có tính cách mở của “công dân toàn cầu” là hướng ngoại, xong cô cho rằng mình vẫn mang đặc trưng người Á Đông với bản năng làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam là sự chăm sóc chồng, bảo vệ con cái, hướng nội và sâu sắc.

ca xèng

Tự do, 2024

Năm 18 tuổi, cô sang Nhật để tìm hiểu về môi trường du học, trao đổi, gặp các giáo sư, quen biết bạn bè Nhật và giữ liên lạc từ đó đến nay. Năm 2018 Quỳnh Anh đi Pháp, vừa đi chơi, vừa tham gia trại sáng tác nhỏ nhỏ, cùng các bạn bè họa sĩ ở nước ngoài, cũng trong năm này, cô ra trường và tiếp tục học thạc sĩ rồi trở thành giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Một trong những lý do để Quỳnh Anh ở lại trường, đó là nhằm tri ân người thầy của mình, với phương pháp giảng dạy không áp đặt, đánh thức khả năng sáng tạo mà cô nhận được, đem truyền lại cho những sinh viên của mình. Sau, Quỳnh Anh muốn chuyên tâm dành thời gian cho việc sáng tác xin thôi giảng dạy tại trường. Hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, Quỳnh Anh có người quản lý, trang web cá nhân, trên Facebook, Instargams để kết nối với nhà sưu tập, gallery và công chúng.... Trong quãng thời gian 10 năm họat động nghệ thuật, Quỳnh Anh tham gia Triển lãm Chủ thể lần thứ 58 tại Tokyo Metropolitan Art Museum (Nhật Bản, 2023), Triển lãm công nghệ 3D “I AM AN ARTIST” do Hiệp hội nghệ nhân Kita Kamakura tổ chức (Nhật Bản & Mỹ, 2023), Triển lãm Mỹ thuật của Hội nữ nghệ sĩ lần thứ 76 tại Tokyo Art Museum (Nhật Bản, 2023), Triển lãm Art on Loop London (Anh Quốc, 2023) và lần này là triển lãm cá nhân đầu tiên của cô tại Hà Nội, Việt Nam. Mười năm, Quỳnh Anh đã đi từ ảnh hưởng bởi trào lưu  Pop- art, hữu hình, mang phong cách ảnh hưởng của hội họa hậu ấn tượng phương Tây, lại thoáng như Manga Nhật Bản... và giờ đã chuyển sang trừu tượng. Trong nhiều chất liệu vẽ tranh, Quỳnh Anh chọn sơn dầu thể hiện tác phẩm, cô cho rằng sơn dầu đòi hỏi kỹ thuật cao, là sự thách thức đồng thời cũng kích thích, khơi dậy sự sáng tạo của mình. 

ca xèng

Paris, mùa hè. 2018-2024

Con đường sáng tạo không có lối đi chung cho đại đa số họa sĩ, có người đi từ vẽ tranh trừu tượng rồi chuyển sang hiện thực, nhưng Quỳnh Anh thì ngược lại. Có người coi tranh tả thực là truyền thống, tranh trừu tượng là hiện đại (bởi có nguồn gốc từ hội họa phương Tây) nhưng tranh trừu tượng của Quỳnh Anh lại được cô gửi vào đó tinh thần Á Đông. Bóng nắng trong tranh ẩn sau vẻ xôn xao sống động là sự tĩnh lặng, là chiều sâu của buổi vắng, sự đối nghịch của sáng- tối, tươi- trầm, âm- dương. Quỳnh Anh đi vào biểu đạt chiều sâu của những tầng, những lớp không gian bằng kỹ thuật sơn dầu. Họa sĩ Vũ Đình Tuấn sau khi xem triển lãm đã thốt lên rằng: “Không đùa được, cô ấy vẽ như chơi, như hít thở….tươi sáng và hân hoan, bút pháp khoáng hoạt, sinh động. Cô ấy tràn năng lượng. Xem tranh, muốn hòa mình trong bóng cây chộn rộn, mướt mát, muốn đùa nghịch với nắng...”.

Vào khoảng năm 2010, Câu lạc bộ Nghệ sĩ Trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam có tổ chức cuộc triển lãm mang tên “Họa sĩ trẻ ngày nay vẽ gì?”. Câu hỏi “vẽ gì?” khi đó là sự trăn trở của nhiều họa sĩ trẻ trên con đường sáng tạo, khẳng định cá tính nghệ sĩ... trong bối cảnh mở rộng đào tạo, số lượng họa sĩ tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, và cả nước lên đến cả nghìn người mỗi năm. Với nhiều người lúc đó, họa sĩ được chuyển đổi thành một nghề để nuôi sống bản thân, gia đình sống tốt và sung túc... Hội họa bấy giờ đưa tiêu chí kỹ thuật, tay nghề lên cao. “Họa sĩ trẻ vẽ gì?”, câu hỏi đó được Quỳnh Anh thông minh lựa chọn “sự chân thành” làm câu trả lời. “Tôi luôn quan niệm khi đối diện với nghệ thuật, phải luôn tự do và chân thành tuyệt đối. Tự do không ngừng tìm tòi khám phá, không ngừng thách thức bản thân và phản tư lại từ chính những tác phẩm mình đã từng thực hiện, để từ đó tiến xa hơn, sâu hơn những cảm nhận từ bên trong. Chân thành trong sự thấu cảm, suy nghĩ về bản chất của sự vật sự việc, bản ngã của sinh mệnh, và phần gốc rễ mang tính tự nhiên của tạo hóa, cũng như của chính cái tôi. Nương theo triết học phương Đông, tôi trọng việc hữu hình làm tải thể, nhưng đồng thời thể hiện được chiều sâu vô hình, những bóng phản chiếu ngàn ngàn lớp chồng chất ẩn kín phía sau. Cân bằng giữa tả ý họa và văn nhân họa, các tác phẩm xoay quanh thế giới nội tâm con người, cả khía cạnh thanh bình lẫn hỗn loạn của nó. Mỗi tác phẩm là một cuộc độc thọai vươn lớn thành đối thọai, từ họa ý bên ngoài mà đi sâu vào những liên kết suy tư sâu sắc bên trong.”.

ca xèng

Shinjuku #2. 2024

 Cô nói về tác phẩm bày tại triển lãm mình rằng: Mong sao bầu trời xanh của mình sẽ chạm được tới bạn! và “Khi mình đủ chân thành, mình đủ trung thực với bản thân, mình đủ nỗ lực và mình tự do, mình không đóng các giác quan của mình lại, mình luôn mở, mình không đặt giới hạn cho bản thân thì lúc đấy mình vẫn là họa sĩ”.  Điều này thể hiện sự trân trọng và ý nghĩa biết bao với Quỳnh Anh, “Họa sĩ” là “nghiệp” mà cô lựa chọn từ sự đam mê hội họa của bản thân, sáng tác bằng tâm hồn một nghệ sĩ thực thụ. Chúc Quỳnh Anh gặt hái thêm nhiều thành công trong sự nghiệp hội họa của mình.

__________________

1. Ralph Waldo Emerson (1803-1882) là nhà viết tiểu luận, giảng viên, triết gia và nhà thơ người Mỹ, và cũng là người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và chủ nghĩa siêu việt.

MAI THƠ

Nguồn: Tạp chí VHNT số 577, tháng 7-2024

;