Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

20 đơn vị nghệ thuật tham gia “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”

Từ ngày 11 đến 26-6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 sẽ diễn ra tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Liên hoan năm nay có sự tham gia của 20 đơn vị nghệ thuật Kịch nói trong và ngoài công lập với 24 vở diễn.

 “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024” là hoạt động định kỳ do Bộ VHTTDL tổ chức. Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.

Đối tượng tham gia là các đơn vị nghệ thuật Kịch nói chuyên nghiệp trong và ngoài công lập (là đơn vị có tư cách pháp nhân, có thời gian hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật Kịch nói chuyên nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm tham gia Liên hoan); các đơn vị nghệ thuật Trung ương (thuộc Bộ VHTTDL, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an); các đơn vị nghệ thuật địa phương.

Về quy định đối với đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ: Mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn. Trường hợp đơn vị nghệ thuật công lập có nhiều đoàn, số lượng vở diễn có thể tham gia Liên hoan tương ứng với số đoàn. Đơn vị có trách nhiệm hoàn thiện vở diễn đạt chất lượng chuyên môn nghệ thuật.

ca xèng

Vở "Mưa đỏ" - Nhà hát Kịch Quân đội

Đối với vở diễn, không hạn chế về đề tài. Vở diễn tham gia Liên hoan phải được cơ quan chức năng phê duyệt công diễn trước 15 ngày khai mạc Liên hoan. Trường hợp đặc biệt, đơn vị gửi bản ghi hình vở diễn có chất lượng cao về Cục Nghệ thuật biểu diễn để Ban Tổ chức xem xét, quyết định. Mỗi vở diễn có thời lượng từ 90 phút đến 150 phút không kể thời gian giải lao (nếu có). Tham gia Liên hoan là những vở diễn được dàn dựng mới hoặc những vở diễn được phục dựng với đội ngũ sáng tạo mới từ năm 2017 đến nay; vở diễn chưa tham gia các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ VHTTDL, Hội chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và địa phương tổ chức.

Không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài. Trường hợp kịch bản sáng tác trước năm 2005 sau khi đã chỉnh lý cho phù hợp với hiện tại phải có sự đồng ý của tác giả (hoặc người đại diện hợp pháp) được phép tham gia Liên hoan.

Bộ VHTTDL sẽ trao Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho các vở diễn, cá nhân nghệ sĩ biểu diễn có chất lượng nội dung và nghệ thuật cao, đạt những tiêu chí trong Quy chế Chấm, xét giải. Nghệ sĩ, diễn viên tham gia nhiều vai diễn trong nhiều vở diễn tại Liên hoan nếu đạt khung điểm xét giải trong nhiều vở diễn, chỉ được nhận 1 giải thưởng cao nhất. 1 Giải Xuất sắc (nếu có) cho riêng từng thành phần sáng tạo trong các vở diễn tham gia Liên hoan gồm: Tác giả; Chỉ đạo Nghệ thuật; Đạo diễn; Thiết kế mỹ thuật (Giải Xuất sắc cho các thành phần sáng tạo không nằm trong số lượng giải thưởng quy định cho vở diễn, diễn viên).

NSND Trần Ly Ly, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, công tác chuẩn bị cho liên hoan kịch nói năm nay được triển khai chu đáo về kế hoạch tổ chức. Ban tổ chức đã làm việc, phối hợp chặt chẽ với các bên đơn vị liên quan để thực hiện, với mong muốn sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.

“Liên hoan kịch nói toàn quốc - 2024” nhằm phát hiện những tìm tòi, sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, tôn vinh những tài năng sân khấu kịch nói, từ đó tìm ra các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của sân khấu kịch nói nước nhà dựa trên chức năng nhiệm vụ, điều kiện thực tế của mỗi đơn vị nghệ thuật. Đây cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên kế cận; là cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân.

NGỌC BÍCH

 

 

;