Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Thừa Thiên Huế phát huy vai trò của văn hóa cơ sở trong xây dựng Nông thôn mới và Đô thị văn minh

Thừa Thiên Huế là vùng đất đang lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng, đặc sắc, nơi có hệ thống di sản vật thể và phi vật thể vô cùng đồ sộ mang đặc trưng, sắc thái riêng của vùng đất Cố đô, cùng với các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo đặc sắc và làng nghề truyền thống hình thành lâu đời. Trên nền tảng đó, những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn ý thức sâu sắc trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa; luôn xem văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững.

ca xèng

Không gian diễn xướng Dân ca - Ví Dặm tại huyện A Lưới

 

Thực hiện Quyết định số 22/QĐ – TTg ngày 5/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; lồng ghép xây dựng đời sống văn hóa nông thôn vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến các địa phương toàn tỉnh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản và cụ thể hóa các chỉ tiêu về văn hóa cơ sở vào các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc triển khai đã kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được của phong trào xây dựng đời sống văn hóa, kết hợp giữa xây dựng những giá trị văn hóa mới với việc bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa Huế; nâng cao được nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân. huy động và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở.

Với quan điểm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa để đưa Thừa Thiên Huế phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết 54 – NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Tỉnh đã tập trung công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa trong đổi mới và phát triển bền vững. Triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những Trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Huy động các nguồn lực để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và di sản một cách nguyên bản, đồng bộ. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, trùng tu các di tích; bảo tồn phố cổ; làng cổ; bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, phát huy vai trò của dòng tộc, thôn, bản trong xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng các quy ước, hương ước làng, xã văn hóa.       

Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn luôn được chú trọng. Phát huy vai trò của giáo dục, của gia đình cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người tử tế, khoan dung, chân thành, trọng đạo lý. Tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân ở khu dân cư thực hiện nội dung quy ước, hương ước của cộng đồng; các quy định về nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tích cực xây dựng gia đình văn hóa ấm no, hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình.... Lồng ghép nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” về tiêu chí xây dựng nông thôn mới; tiêu chuẩn xã đạt chuẩn nông thôn mới; tiêu chí xây dựng đô thị văn minh, tiêu chuẩn công nhận Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa đến toàn thể cộng đồng dân cư nắm rõ và thực hiện. Rà soát, bổ sung và hoàn thiện quy ước, hương ước ở các khu dân cư, nhất là các khu dân cư mới sáp nhập. Xây dựng và duy trì hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức tự quản cộng đồng ở khu dân cư, phát huy vai trò của cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh. Bên cạnh đó, việc thực hành văn hóa Huế luôn được các đơn vị chú trọng triển khai trong từng lĩnh vực có yếu tố đặc thù vùng miền, dân cư trên từng địa bàn với quan điểm văn hóa Huế sẽ là nội dung xuyên suốt trong quá trình hình thành, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống cho người dân. Chú trọng các hoạt động giao lưu mang tính truyền thống, đặc sắc của mỗi địa phương, dân tộc.

ca xèng

Hội vật ở làng Thủ Lễ

 

Nhằm phát huy vai trò của văn hóa cơ sở trong xây dựng Nông thôn mới và Đô thị văn minh một cách hiệu quả, trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định tập trung phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội. Trên thực tế, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, có hiệu quả, từng bước đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa lớn. Phong trào đã góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, giữ gìn được nét đẹp văn hóa gia đình Việt Nam nói chung, văn hóa gia đình Huế nói riêng. Ý thức chấp hành luật và tính tự giác của cán bộ và nhân dân được nâng lên trong phong cách ứng xử, giao tiếp nơi công sở, nơi công cộng; tuân thủ các quy định của Nhà nước trong xây dựng chỉnh trang đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường thể hiện được nếp sống văn hóa  - văn minh của cư dân đô thị. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được lồng ghép chặt chẽ với phong trào nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, từng bước xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu vốn rất sâu đậm trong tâm thức của người Huế. Các lễ hội mang đậm giá trị văn hóa tốt đẹp trên địa bàn tỉnh dần được phục hồi, phát triển và phát huy giá trị như: lễ hội Cầu mùa, lễ hội mừng Cơm mới của đồng bào miền núi; lễ hội đua truyền thống, cầu ngư ở vùng biển, đầm phá.... Trong đó có sự phục hồi, phát triển làng nghề truyền thống và việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ đình làng của mỗi vùng miền trong tỉnh. Đối với các di tích lịch sử văn hóa, ý thức bảo vệ của người dân được nâng cao nên công tác bảo tồn, tôn tạo di tích ở các địa phương được triển khai thuận lợi hơn. Festival Huế là sự kiện văn hóa điển hình tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động và hấp dẫn nhất.

Nhiều công trình, thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh được xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả như Thư viện, Bảo tàng, tượng đài các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, Nhà văn hóa. Đời sống văn hóa văn nghệ ở cơ sở có bước phát triển, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và cách mạng. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, dân trí từng bước được nâng cao, khoảng cách chênh lệch văn hóa của các vùng miền dần dần được thu hẹp; tinh thần yêu nước, tính năng động và tích cực của người dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển, tạo sức sống cho văn hóa, phát huy thế mạnh về tài nguyên văn hóa.

Trong thời gian tới, trong bối cảnh văn hóa thế giới và trong nước có nhiều biến đổi, nhất là sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực văn hóa nói chung, văn hóa cơ sở nói riêng tiếp tục chịu sự tác động mạnh mẽ. Với những định hướng kịp thời  của Đảng, Nhà nước, Thừa Thiên Huế tiếp tục có các giải pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, con người Thừa Thiên Huế phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, để văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh đạt nhiều kết quả thiết thực, đi vào chiều sâu, hướng tới thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

 

THÀNH NHÂN - NGUYỄN HẰNG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 576, tháng 7-2024

;