Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

  • Văn hóa > Di sản

Đặc sắc kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông Sa Pa (Lào Cai)

Vẽ hoa văn bằng sáp ong là một trong những kỹ thuật có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông ở Sa Pa (Lào Cai). Bằng chất liệu từ thiên nhiên, qua bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, nét vẽ sáp ong đã trở thành những họa tiết trang trí không thể thiếu trên vật dụng, trang phục thổ cẩm truyền thống. Kỹ thuật vẽ này là một trong những nét tinh hoa đặc sắc trong văn hóa dân tộc Mông nơi đây.

Đền thờ Nguyễn Văn Nghi (Thanh Hóa) - Nét độc đáo giữa kiến trúc tín ngưỡng đền thờ với kiến trúc thành lũy quân sự

Đền thờ Nguyễn Văn Nghi (xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, công trình có giá trị nổi bật trên nhiều phương diện. Đây là một trong số ít các di sản kiến trúc còn lại từ TK XVII. Bên cạnh yếu tố niên đại, đền thờ Nguyễn Văn Nghi còn là một công trình kiến trúc - tôn giáo có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Việc sử dụng kết cấu hai vòng thành khép kín thay thế tường rào truyền thống, đền thờ đã đạt đến sự kết hợp độc đáo giữa loại hình kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng với kiến trúc thành lũy quân sự

Vấn đề thuyết minh tại các di tích lịch sử - văn hóa ở thành phố Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

Bài viết phân tích vai trò của thuyết minh viên trong việc giới thiệu và quảng bá tới công chúng, du khách về các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, từ đó cho thấy để phát triển du lịch thì không thể không chú ý đến việc nâng cao chất lượng của công tác thuyết minh viên. Bài viết phân tích thực trạng việc thuyết minh tại các di tích lịch sử - văn hóa ở Cần Thơ hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác thuyết minh viên trong thời gian tới.

Vai trò của các nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca trù

Nghệ nhân được ví như những “báu vật nhân văn sống”, giữ gìn và truyền dạy các giá trị văn hóa phi vật thể. Từ sau Đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm vinh danh và hỗ trợ các nghệ nhân. Tại làng Chanh Thôn, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, các nghệ nhân đã tích cực thực hành, truyền dạy và quảng bá ca trù thông qua các câu lạc bộ (CLB), sự kiện văn hóa và các chương trình đào tạo. Những nỗ lực này đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy nghệ thuật ca trù trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cần được giải quyết để đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của di sản này.

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Ninh Thuận (Tiếp cận từ góc nhìn quản lý nhà nước)

Ninh Thuận là tỉnh có vị trí quan trọng trên giao điểm nối liền ba vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là địa phương lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa đặc sắc được hình thành trên cơ sở 33 tộc người cùng chung sống. Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận từ khía cạnh quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp để bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa này trong tương lai.

Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên qua các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam

Giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên là câu chuyện không mới, nhưng vẫn luôn mới bởi cách làm, cách triển khai thực hiện thông qua các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Hơn bao giờ hết, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho sinh viên qua các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam cần là công việc thường xuyên, liên tục đòi hỏi sự cộng hưởng, gắn kết từ nhiều phía, nhiều bên liên quan. Bài viết luận bàn về giáo dục truyền thống yêu nước trong sinh viên qua các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam.

Di sản tư liệu mộc bản Phật giáo ở một số ngôi chùa vùng châu thổ Bắc Bộ - Giá trị và vấn đề đặt ra

Phật giáo được truyền nhập, tồn tại và phát triển ở nước ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Dặm dài lịch sử ấy đã ghi dấu những bước phát triển, thăng trầm của Phật giáo, đồng thời cũng hình thành một hệ thống các di sản văn hóa Phật giáo rất tiêu biểu, đặc sắc, trong đó có các di sản mộc bản với nhiều giá trị khác nhau. Ngày nay, một số lượng mộc bản đã được quan tâm, lưu giữ, bảo quản tại các bảo tàng, cơ quan lưu trữ, tuy nhiên, còn một số lượng khá lớn mộc bản đang tồn tại ở nhiều ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ chưa được quan tâm, bảo vệ đúng mức và đúng cách. Dưới tác động của nhiều yếu tố làm cho các di sản này đã và đang bị hư hại, xuống cấp, nhiều nơi bị thất thoát thậm chí bị mất hẳn. Do vậy, cần có sự quan tâm, có những định hướng, biện pháp để bảo vệ các di sản quý giá này của dân tộc.

Khám phá lễ cưới độc đáo của người Giẻ Triêng

Nằm trong chuỗi các hoạt động chính tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra trong tháng 6 với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”, ngày 23-6 vừa qua, du khách đã được tận mắt chứng kiến lễ thức đám cưới độc đáo của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum. Có thể nói, bên cạnh nghệ thuật trình diễn, văn hóa ẩm thực, phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng thực sự là nét văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc cần được lưu giữ, phát huy.

Bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc di sản ở Việt Nam trong thời gian tới

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc di sản (ÂNDS) ở nước ta đã trải qua gần 40 năm kể từ khi có đường lối đổi mới (1986). Mặc dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập cần thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Bài viết đưa ra những việc cần làm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 nhằm giúp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc di sản ở nước ta sẽ có những bước tiến mới với kết quả tốt hơn và bền vững hơn.

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số - Bài cuối: Đề xuất các giải pháp đột phá

Trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS), không ít khó khăn và thách thức đã xuất hiện, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ các cấp, các ngành và cộng đồng. Để tạo dựng “sức mạnh mềm” - một nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia, chúng ta phải từng bước tháo gỡ khó khăn, mở ra hướng đi bền vững cho việc gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa quý báu của các DTTS.

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số - Bài 2: Con người - yếu tố tiên quyết “giữ lửa” và “truyền lửa” văn hóa

Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS), con người không chỉ là chủ thể nắm giữ, bảo tồn di sản mà còn định hình cho sự phát triển văn hóa DTTS trong tương lai. Mỗi cá nhân, cộng đồng, những người làm công tác văn hóa cơ sở đều phải nhận thức rõ vai trò của mình trong quá trình này, từ đó tạo thành những “mắt xích” quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.