Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Ca Xèng

Hà Nam đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, sự gắn kết giữa các gia đình, dòng tộc, tôn giáo trong cộng đồng, tình làng nghĩa xóm… ngày càng lan tỏa. Đó chính là động lực để nhân dân phấn khởi thi đua học tập, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

ca xèng

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Hà Nam luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương; của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và đặc biệt là sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Hằng năm, việc nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đưa vào Nghị quyết, chương trình, kế hoạch và luôn có sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập đặt ra trong quá trình triển khai và thực hiện phong trào ở cơ sở; phát huy ý thức tự nguyện, tự giác của nhân dân và vai trò tự quản của cộng đồng ở khu dân cư, tạo cơ chế quản lý đồng bộ, chặt chẽ để phong trào phát triển toàn diện và bền vững. 6/6 huyện, thị, thành phố đều đầu tư kinh phí cho công tác gia đình; ban hành Kế hoạch tổ chức, hướng dẫn đăng ký các danh hiệu văn hóa; tổ chức các hoạt động kiểm tra, rà soát bình xét; tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết để kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp thực hiện.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Hà Nam bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó tập trung vào một số nội dung chính là: nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh”; đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa; xây dựng, công nhận danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xây dựng, công nhận danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Việc bình xét, công nhận… được triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định, công khai, dân chủ. Điểm nhấn của phong trào là việc phát hiện kịp thời, phổ biến, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay. Tăng cường kiểm tra, bám sát cơ sở, giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn xây dựng thiết chế văn hóa.

Với vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình của tỉnh, Sở VHTTDL luôn tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án về công tác gia đình, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa theo các mục tiêu “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”; đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em… Thông qua các buổi tọa đàm, cuộc thi viết tìm hiểu về gia đình, đã giúp cán bộ và nhân dân trong tỉnh được bổ sung kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ý nghĩa của mái ấm gia đình; vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc vun đắp, phát triển hệ giá trị gia đình thời kỳ mới. Từ năm 2010 đến nay, Sở VHTTDL đã ký kết các chương trình phối hợp với cơ quan truyền thông mở nhiều chuyên mục, tin, bài tuyên truyền về công tác gia đình. Giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2023, Sở đã phối hợp với báo Hà Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng, đăng trên báo và phát trên sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh trên 300 tin, 60 bài, phóng sự truyền hình; 350 tin, 75 bài trên sóng phát thanh; 60 tin, bài trên báo in tuyên truyền về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình... Đã thay mới nội dung tuyên truyền trên 200 cụm panô, gần 3.000 vinhet; 18 cổng chào, gần 2.500 khẩu hiệu tường; dựng hơn 2.000m2 tranh cổ động, treo gần 3.000 băng rôn; tổ chức 16 đợt tuyên truyền lưu động; in hàng nghìn tờ rơi, tờ gấp về tiêu chuẩn công nhận các danh hiệu văn hóa cung cấp cho các khu dân cư. Ngoài tuyên truyền bằng cổ động trực quan, thông tin lưu động, Hà Nam còn chú trọng đẩy mạnh hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tại các thôn, tổ dân phố với nhiều nội dung phong phú nhằm tuyên truyền phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa, tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan.

ca xèng

Nhận thức sâu sắc việc xây dựng đời sống văn hóa phải gắn chặt với phát triển kinh tế, các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở đã tăng cường phối hợp chặt chẽ lồng ghép nội dung các phong trào cụ thể vào phong trào chung một cách sinh động và thích hợp. Các cơ quan thành viên trong Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa” như: Sở VHTTDL, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động tỉnh… đã phối hợp tổ chức nhiều phong trào, như: “Gia đình làm kinh tế giỏi”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, “Gia đình không sinh con thứ ba”, “Gia đình văn hóa”… Vào dịp kỉ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Tháng Hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6)... các huyện, thị, thành phố đều có những hoạt động cụ thể, thiết thực tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động như: Giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể thao; tọa đàm các chủ đề về hạnh phúc, gia đình.

Việc thực hiện phong trào “Gia đình văn hóa” đã phát huy vai trò của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi gia đình trong xã hội để chung tay xây dựng môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh; từ đó phát huy vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, định hướng giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ. 

Đáng mừng là tất cả các chỉ tiêu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Hà Nam hằng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Năm 2023, toàn tỉnh có 251.181 hộ được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 92,4%. Do vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước đổi thay, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng như đường bê tông nông thôn, xây dựng Nhà văn hóa gắn với sân chơi thể thao, thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở đã đem lại hiệu quả trong phục vụ nhu cầu về văn hóa, thể thao cho nhân dân. Người dân được vận động và thực hiện việc tổ chức đám cưới, đám tang và lễ hội theo nếp sống văn hóa mới với tinh thần tiết kiệm, không mê tín, dị đoan, không phô trương, lãng phí.

Để phong trào ngày càng sâu rộng, thực chất và bền vững, thời gian tới, Hà Nam tiếp tục định hướng gắn nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng văn hóa, con người Hà Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

 

HOÀNG OANH

Nguồn: Tạp chí VHNT số 579, tháng 8-2024

;